CHÚA GIÊ-XU DẠY VỀ SỰ CHU CẤP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (LU 12:4-7; 12:22-31)
XUA TAN LO LẮNG BẰNG CÁCH GIÚP NGƯỜI KHÁC THÀNH CÔNGJoe Kreutz là người sáng lập, CEO và Chủ tịch của Ngân hàng Thương mại ở Quận Ventura, California. Joe đã xây dựng nhiều mối liên hệ trong nghề nghiệp. Khi những nhà đầu tư yêu cầu ông mở một ngân hàng mới, ông đã nhanh chóng liên hệ với những người đã làm việc với ông trong nhiều năm qua. Thay vì lo cho bản thân, ông tập trung vào việc giúp đỡ người khác thành công. BÀI PHỎNG VẤN JOE KREUTZ: Ngân hàng Thương mại Quận Ventura của chúng tôi là ngân hàng truyền thống. Chúng tôi là ngân hàng tập trung cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cộng đồng. Chúng tôi cung cấp tất cả các dịch vụ ngân hàng tiêu biểu như các ngân hàng lớn trong khu vực. Nhưng chúng tôi thường phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và giúp họ đạt được mục tiêu của mình. Chúng tôi biết những con người này, chúng tôi biết công ty, doanh nghiệp của họ và chúng tôi sẵn sàng làm việc với họ để cung cấp vốn mà họ cần để phát triển công việc kinh doanh. Chúng tôi có 22 nhân viên, 50% trong số đó đã cùng làm việc với nhau trên 10 năm và 20% đã làm việc với nhau gần được 30 năm. Chúng tôi đã làm việc với nhau từ rất lâu và chuyện thay nhân viên của chúng |
Trong Lu-ca 12:22-31, Chúa Giê-xu dạy về sự chu cấp của Đức Chúa Trời. “Vậy nên, Ta bảo các con, đừng vì sự sống mà lo đồ ăn, cũng đừng vì thân thể mà lo đồ mặc… Hơn nữa, có ai trong các con nhờ lo lắng mà làm cho đời mình dài thêm một khoảnh khắc không? Vậy, nếu các con không thể làm được một việc nhỏ như thế, tại sao các con lại lo lắng về những việc khác?” (Lu 12:22, 26). Điều Chúa Giê-xu dạy có nghĩa “vì lo lắng không thể giúp chúng ta sống lâu hơn, nên lo lắng không ích lợi.” Chúa Giê-xu không dạy đừng làm việc, nhưng Ngài dạy đừng lo lắng việc làm của mình có đủ trang trải cho những nhu cầu cuộc sống hay không. Đây là lời khuyên tuyệt vời cho thời đại của sự thừa thãi. Nhiều người trong chúng ta bị chi phối bởi sự lo lắng đến nỗi cứ phải làm những công việc mình không thích, hay làm việc quá độ giờ này qua giờ khác mà chẳng có thời gian tận hưởng niềm vui cuộc sống và bỏ bê nhu cầu của những người xung quanh. Đối với chúng ta, mục tiêu không phải là kiếm “thêm” tiền nhưng là kiếm “đủ” tiền. “Đủ” được định nghĩa là khi chúng ta cảm thấy an tâm. Thế nhưng hiếm khi chúng ta có cảm giác an tâm, dù cho chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa. Thật ra, càng thành công, càng kiếm được nhiều tiền, thì chúng ta càng ít thấy an tâm vì bây giờ chúng ta có thêm thứ để mất. Dường như sẽ là tốt hơn khi chúng ta “được” phước như người nghèo, nghĩa là chỉ phải lo lắng về những điều thiết yếu của cuộc sống, “Phước cho các con là những người hiện đang đói, vì sẽ được no đủ” (Lu 6:21).
Chúa Giê-xu đã phá bỏ vòng lẩn quẩn này khi Ngài phán “nhưng hãy tìm kiếm vương quốc Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ ban cho các con những điều ấy nữa.” (Lu 12:31). Vì sao? Bởi vì nếu bạn xác định mục tiêu tối hậu của tôi là cho nước Trời, hướng về nước Trời, thì bạn được đảm bảo chắc chắn rằng mục tiêu tối hậu của bạn sẽ được hoàn tất. Khi sống với sự đảm bảo này, bạn sẽ nhận ra tiền bạc mình kiếm được thật sự là đủ, vì Đức Chúa Trời đang chu cấp cho nhu cầu của tôi. Kiếm được một triệu đô-la rồi phải lo lắng sợ đánh mất thì cũng giống như đang mắc nợ một triệu đô-la; nhưng nếu chỉ kiếm được một ngàn đô-la và biết rằng mình được yên ổn thì giống như được cho một ngàn đô-la vậy.
Nhưng nếu bạn không có được một ngàn đô-la thì sao? Hiện tại có khoảng một phần ba dân số thế giới có mức sống hằng năm ít hơn một ngàn đô-la.[1] Dù đủ sống trong hôm nay, nhưng họ phải đối diện với nguy cơ thiếu đói hay nhiều điều tồi tệ hơn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, dĩ nhiên trong số này có cả những Cơ Đốc Nhân. Thật khó để dung hòa thực tế của sự nghèo khổ và đói kém với lời hứa chu cấp của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu biết điều này, Ngài biết có một số người rất nghèo nên Ngài đã phán: “Hãy bán gia tài ngươi mà phân phát cho kẻ nghèo” (Lu 12:33). Đó là lý do chúng ta phải ban cho, giúp đỡ người nghèo. Nếu những người tin Chúa sử dụng công việc và của cải mình có để giảm bớt và ngăn chặn sự nghèo khó, thì khi đó chúng ta sẽ trở thành phương tiện Đức Chúa Trời dùng để chu cấp cho những người nghèo. Nhưng không phải lúc nào các Cơ Đốc Nhân cũng làm như vậy, nên chúng ta cũng không thể nói thay cho những người vì nghèo khổ mà hồ nghi về sự chu cấp của Chúa dành cho họ. Thay vào đó, chúng ta hãy tự hỏi
chính mình có đang nghi ngờ về sự chu cấp của Chúa không? Nguyên nhân lo lắng của chúng ta có phải vì chúng ta đang thiếu thốn những điều thật sự cần thiết cho đời sống? Những thứ khiến chúng ta lo lắng có phải thật sự là những điều chúng ta cần? Những nhu cầu bản thân khiến chúng ta phải lo lắng có quá xa xỉ khi so sánh với những thứ mà những người khó khăn đang cần, mà chúng ta lại chẳng làm gì để giúp đỡ họ?