Bootstrap

SÁCH MÁC

Bible Commentary / Produced by TOW Project and Partners
Mark bible commentary

GIỚI THIỆU SÁCH MÁC

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Giống những sách Tin Lành khác, sách Mác kể lại các công tác của Chúa Giê-xu như: dạy dỗ, chữa bệnh, thi hành những dấu lạ bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời, và trên hết là chịu chết cho nhân loại và sống lại.

Không một người nào có thể thay thế và đảm nhận các công tác Đấng Christ đã thi hành. Tuy nhiên sự tiếp nối công tác của Đấng Christ lại là công việc của dân sự Đức Chúa Trời, nghĩa là chúng ta được dự phần trong tiến trình Đức Chúa Trời phục hồi thế giới trở lại theo ý định ban đầu của Ngài. Công tác của chúng ta không phải là công tác của Đấng Christ, nhưng hướng đến cùng một mục tiêu. Dù sách Tin Lành Mác không nói về công việc của chúng ta, nhưng giúp chúng ta hiểu và xác định mục đích tối hậu trong công việc của mình.

Khi nghiên cứu sách Mác, chúng ta nhận ra Chúa kêu gọi chúng ta làm việc là để phục vụ trong vương quốc của Ngài. Chúng ta sẽ phân biệt các chu kỳ cuộc sống mà Chúa đã định: làm việc, nghỉ ngơi và thờ phượng. Chúng ta sẽ thấy cả cơ hội lẫn cạm bẫy trong việc kiếm sống, tích trữ của cải, tìm kiếm địa vị, đóng thuế, và làm việc trong một xã hội không quan tâm đến những mục đích của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ tiếp xúc với người đánh cá, người lao động phổ thông, người cha, người mẹ (làm cha mẹ cũng là một loại công việc), người thu thuế, người tàn tật không thể lao động, người lãnh đạo, nông dân, luật sư, tu sĩ, thợ xây dựng, các nhà hảo tâm (phần lớn là phụ nữ), người giàu, thương gia, người cho vay tiền, người lính và cả những quan chức chính quyền. Chúng ta sẽ thấy nhiều loại người với các tính khí khác nhau mà ngày nay chúng ta vẫn thường gặp trong đời sống và công việc. Chúng ta tiếp cận với con người không như các cá thể đơn lẻ, nhưng là thành viên của gia đình, cộng đồng và quốc gia. Công việc và người làm việc xuất hiện trong cả sách Tin Lành Mác.

Mác là sách Tin Lành ngắn nhất, không có nhiều lời dạy dỗ của Chúa Giê-xu như sách Ma-thi-ơ và Lu-ca. Vì vậy chúng ta cần chú ý tìm hiểu cách áp dụng sách Tin Lành Mác cho các công việc không phải là mục vụ, không có liên quan đến nhà thờ. Những phân đoạn chính trong sách Mác có liên quan đến công việc thường rơi vào ba nhóm sau: thứ nhất, phần tường thuật Chúa Giê-xu mời gọi các môn đồ làm việc trong vương quốc của Đức Chúa Trời; thứ hai, những sự tranh cãi liên quan đến chu kỳ làm việc và nghỉ ngơi trong ngày Sa-bát; và thứ ba, những vấn đề tài chính liên quan đến của cải, tích trữ tài sản và đóng thuế. Trong mỗi chủ đề nêu trên, sách Mác tập trung vào việc người theo Chúa Giê-xu phải được biến đổi ra sao. Quyển sách này trình bày theo cùng bố cục trên: phần một Nước Trời và Huấn Luyện Môn Đệ đề cập chủ đề Chúa Giê-xu kêu gọi các môn đồ; phần hai Chu Kỳ Làm Việc, Nghỉ Ngơi và Thờ Phượng phân tích những sự tranh cãi về luật ngày Sabát; và phần ba Những Vấn Đề Tài Chính bàn về việc đóng thuế và tích trữ của cải.

Giống các sách Tin Lành khác, bối cảnh của sách Mác là giai đoạn kinh tế hỗn loạn. Dưới sự cai trị của đế quốc Rô-ma, xứ Ga-li-lê đã trải qua những biến động lớn về mặt xã hội. Đất đai bị thâu tóm bởi một số ít người ngoại quốc giàu có. Nông nghiệp dần chuyển mình từ canh tác quy mô nhỏ thành các đồn điền có quy mô lớn. Những người trước đây là tá điền, mướn đất canh tác hay thậm chí là chủ đất bây giờ lại trở thành những người đi làm công ăn lương theo ngày. Điều này xảy ra vì tài sản của họ đã bị tịch thu để trả nợ tiền thuế của chính quyền Rô-ma.[1] Trong bối cảnh đó, không ngạc nhiên khi Mác kể lại sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu với nhiều chủ đề liên quan đến kinh tế và tài chính. Việc nhận định chính xác bối cảnh của sách Mác sẽ giúp chúng ta nhận ra những hàm ý ẩn chứa trong nội dung thường bị bỏ sót.

KHỞI ĐẦU CỦA TIN LÀNH (MÁC 1:1-13)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phần tường thuật về sự rao giảng của Giăng Báp-tít và việc Chúa Giê-xu chịu phép báp-têm rồi bị cám dỗ không có mối liên hệ trực tiếp đến công việc. Tuy nhiên, vì là phần mở đầu sách, phân đoạn này cung cấp cho chúng ta bối cảnh chính của tất cả những việc diễn ra sau đó. Vì vậy chúng ta không thể bỏ qua phần này mà chỉ tập trung vào những phân đoạn áp dụng thực tiễn. Điểm thú vị ở đây là tiêu đề của sách Mác (Mác 1:1) mô tả quyển sách này là “khởi đầu Tin lành của Đức Chúa Giê-xu Christ.” Thu hút sự chú ý của độc giả ngay từ phần mở đầu là điều đặc biệt đối với thể loại văn tường thuật, bởi vì sách Tin Lành này dường như thiếu phần kết. Theo những bản chép tay cổ nhất của sách Mác thì sách Tin Lành này đã kết thúc cách đột ngột ở Mác 16:8, “Vừa ra khỏi mộ, các bà đều chạy trốn vì quá kinh ngạc và run sợ. Họ chẳng dám nói gì với ai vì quá khiếp đảm.” Vì bản văn bị cắt ngang cách đột ngột, nên những người sao chép bản văn đã thêm vào phân đoạn Mác 16:9-20, được tổng hợp từ nhiều phần khác trong Tân Ước tạo nên bản
văn sách Mác như chúng ta có ngày nay. Tuy nhiên, dường như Mác không hề có ý định chấm dứt sách Tin Lành của mình. Sách Mác chỉ đơn thuần là sự “khởi đầu Tin lành của Đức Chúa Giê-xu Christ,” và những ai đọc sách Mác sẽ là người tham dự trong phần tiếp theo của sách Tin Lành này. Nếu đó thực sự là ý định của Mác thì đời sống chúng ta chính là phần tiếp theo của những sự kiện trong sách Mác, và chúng ta có đủ lý do để tin rằng quyển sách này chứa đựng những áp dụng cụ thể cho công việc của mình.[1]

Khi quan sát chi tiết, chúng ta nhận thấy Mác luôn mô tả những người đầu tiên theo Chúa Giê-xu là những người không hoàn hảo, ngay cả mười hai sứ đồ. Sách Mác cung cấp nhiều chi tiết hơn các sách Tin Lành khác trong việc mô tả các sứ đồ là những người thiếu nhận thức, thiếu hiểu biết và thường xuyên thất bại trong việc làm theo lời dạy của Chúa Giê-xu. Với những người dù muốn nhưng cảm thấy không thể áp dụng sự dạy dỗ của Đấng Christ trong công việc của mình thì sách Tin Lành Mác khích lệ hãy mạnh mẽ lên vì các sứ đồ cũng không khác gì chúng ta cả!

Mác 1:2-11 mô tả Giăng Báp-tít như vị sứ giả đã được đề cập trong Ma-la-chi 3:1 và Ê-sai 40:3; ông công bố sứ điệp “Chúa” sắp đến. Cách mô tả về Giăng Báp-tít kết hợp với việc xưng nhận Chúa Giê-xu chính là “Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời” (1:1) đã giới thiệu chủ đề chính của sách Mác là “vương quốc của Đức Chúa Trời,” mặc dù đến Mác 1:15 cụm từ này mới được đề cập và liên kết với “Tin Lành”. Trong sách Mác, “Vương quốc của Đức Chúa Trời” không phải là một khái niệm địa lý. Đó là triều đại của Đức Chúa Trời khi con người ở dưới sự cai trị của Ngài thông qua công tác biến đổi của Đức Thánh Linh. Công tác này được nhấn mạnh qua phần mô tả ngắn gọn Chúa Giê-xu chịu phép Báp-têm và bị cám dỗ (Mác 1:9-13). Chính phần mô tả này đã làm nổi bật hình ảnh Đức Thánh Linh được ban xuống trên Chúa Giê-xu và vai trò của Đức Thánh Linh trong việc đưa Chúa Giêxu vào sự cám dỗ và giúp Ngài đắc thắng.

Phân đoạn này phủ nhận cả hai quan điểm phổ biến nhưng đối lập nhau về vương quốc Đức Chúa Trời. Một quan điểm cho rằng vương quốc Đức Chúa Trời vẫn chưa hiện hữu, và sẽ không hiện hữu cho đến khi Đấng Christ trở lại để cai trị thế giới này. Theo quan điểm này, công sở giống như những lĩnh vực khác thuộc trần gian đều là lãnh địa của kẻ thù. Vì vậy trách nhiệm của người tin Chúa là không để mình bị tiêu diệt và tiếp tục truyền giảng; người tin Chúa làm việc là để đáp ứng những nhu cầu của bản thân và dâng hiến cho Hội Thánh. Quan điểm ngược lại thì cho rằng vương quốc Đức Chúa Trời là một phạm trù tâm linh, không liên quan đến thế giới xung quanh. Theo quan điểm này, ngoại trừ cầu nguyện và những công tác liên quan đến Hội Thánh thì tất cả những việc khác người tin Chúa làm kể cả làm việc ở công sở đều không có liên hệ gì với Chúa.

Trái ngược với hai quan điểm trên, Mác khẳng định Chúa Giê-xu đã đến để bắt đầu vương quốc của Đức Chúa Trời ngay trong hiện tại. Chúa Giê-xu đã phán rõ ràng: “Giờ đã trọn, vương quốc Đức Chúa Trời đã đến gần, các ngươi hãy ăn năn và tin nhận Tin Lành” (Mác 1:15). Tất nhiên, trong hiện tại, vương quốc của Chúa vẫn chưa được trọn vẹn, vẫn chưa cai trị trên cả thế giới cho đến khi Đấng Christ trở lại. Nhưng Nước Trời đã đến và đã hiện diện trong thế giới này. Vì vậy, khi chúng ta quy phục sự cai trị của Đức Chúa Trời và công bố về vương quốc của Ngài sẽ đem lại những kết quả thực tế cho thế giới. Thực hiện việc này có thể khiến chúng ta bị xem thường, dẫn đến xung đột, và đôi lúc có thể phải trả giá. Giống như Ma-thi-ơ 4:12, Mác 1:14 nhấn mạnh đến việc Giăng Báp-tít bị bỏ tù và liên kết điều này với lời công bố của Chúa Giê-xu “vương quốc Đức Chúa Trời đã đến gần” (Mác 1:15). Vương quốc Đức Chúa Trời được đặt đối lập với những thế lực của trần gian này. Sách Mác trình bày cách hùng hồn, không lẩn tránh rằng tôn vinh Đức Chúa Trời và rao truyền Tin Lành không hẳn đem lại thành công cho chúng ta trong đời này. Nhưng bởi năng quyền của Đức Thánh Linh, người tin Chúa được kêu gọi để phục vụ Đức Chúa Trời vì lợi ích của những người xung quanh, cũng giống như việc Chúa Giê-xu thi hành phép lạ đem đến sự chữa lành cho nhiều người (Mác 1:23-34, 40-45).

Tầm quan trọng của việc Đức Thánh Linh đến trong thế giới này sẽ được làm rõ hơn trong phần tranh luận về Bê-ên-xê-bun (Mác 3:20-30). Đây là một phân đoạn khó giải nghĩa nhưng là phần quan trọng của thần học về vương quốc Đức Chúa Trời cũng chính là nền tảng cho thần học công việc. Phân đoạn này dường như có ý khi Chúa Giê-xu đuổi quỷ, Ngài đã giải phóng thế giới khỏi sự cai trị của Sa-tan. Ý tưởng này được mô tả với hình ảnh một người có sức mạnh đã bị trói. Giống như Chúa Giê-xu, người tin Chúa cũng cần nhờ cậy quyền năng của Đức Thánh Linh để biến đổi thế giới này, thay vì xa lánh cuộc đời hay đồng hóa với nó.

SỰ KÊU GỌI CÁC MÔN ĐỒ ĐẦU TIÊN (MÁC 1:16-20)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phần Kinh Thánh này cần được phân tích cẩn thận vì các môn đồ là khuôn mẫu cho đời sống của người theo Chúa nhưng họ cũng có vị thế đặc biệt trong chương trình cứu rỗi. Các môn đồ được kêu gọi vào một công tác đặc biệt nên việc họ từ bỏ công việc hiện tại của mình không phải là khuôn mẫu chung cho đời sống và công việc của người tin Chúa. Thật ra, phần lớn những người đi theo Chúa Giê-xu không từ bỏ công việc của họ.[1] Tuy nhiên, cách thức vương quốc Đức Chúa Trời đã phá đổ và thay thế những nguyên tắc phổ thông của xã hội là đặc tính áp dụng có tính phổ quát (cho mọi thời đại, mọi hoàn cảnh) và đem đến sự khai phóng cho công việc của chúng ta.

Mệnh đề mở đầu trong Mác 1:16 giới thiệu Chúa Giê-xu là người làm việc lưu động (“khi đi dọc theo bờ biển”), và Ngài đã kêu gọi những người đánh cá cùng đi với Ngài. Thách thức này không chỉ đơn thuần là từ bỏ nguồn thu nhập và sự ổn định hay như cách chúng ta thường nói “ra khỏi chốn bình yên.” Phần tường thuật của Mác về sự kiện này đã ghi lại những chi tiết mà những sách khác không có, đó là việc Gia-cơ và Giăng rời bỏ cha mình là Xê-bê-đê “với mấy người làm thuê” (Mác 1:20). Bản thân họ không phải là người làm thuê nhưng là những người có phần trong việc kinh doanh tương đối thành công của gia đình. Khi phân tích sự đáp ứng của các môn đồ, Suzanne Watts Henderson đã lưu ý điều này: “tất cả những chi tiết kết hợp lại đã tạo nên sức nặng ý nghĩa cho động từ [bỏ]: họ không chỉ bỏ lưới lại đằng sau, nhưng cả người cha, cả con tàu và toàn bộ công việc kinh doanh.”[2] Đối với các môn đồ, khi đi theo Chúa Giê-xu, họ bày tỏ quyết định để mối liên hệ cá nhân với Chúa xác định giá trị và địa vị của bản thân. Đánh cá là nghề quan trọng ở xứ Ga-li-lê, liên hệ chặt chẽ với nghề ướp cá.[3]

Trong giai đoạn này, xứ Ga-li-lê đầy sự bất ổn nhưng nhờ liên kết hỗ trợ nhau nên hai ngành nghề này vẫn ổn định. Việc các môn đồ sẵn sàng từ bỏ sự yên ổn này là một điều phi thường; ổn định kinh tế không còn là mục tiêu chính trong công việc của họ. Tuy nhiên, ở đây chúng ta nên cẩn trọng vì Chúa Giê-xu không hề phủ nhận công việc họ từng làm nhưng chỉ tái định hướng nghề nghiệp của họ. Chúa Giê-xu kêu gọi Si-môn và Anh-rê trở nên “tay đánh lưới người” (Mác 1:17), qua đó Ngài xác nhận công việc trước đây của họ là hình ảnh cho công tác mới mà Chúa Giê-xu kêu gọi họ thực hiện. Mặc dù phần lớn người tin Chúa không được kêu gọi
để bỏ nghề nghiệp của mình và trở thành những người đi đây đó giảng Tin Lành; nhưng chúng ta, là những Cơ Đốc Nhân đều được kêu gọi để xác định chính mình là Cơ Đốc Nhân, thuộc về Đấng Christ. Vì vậy dù có rời bỏ công việc hay không, thì chúng ta, môn đồ của Chúa Giê-xu, không còn là “người đánh cá,” “người thu thuế,” hay là người nào đó được nhận dạng dựa trên nghề nghiệp. Chúng ta là “người đi theo Chúa Giê-xu.” Điều này thách thức chúng ta chống lại xu hướng bị định hình bởi nghề nghiệp của mình.

NGƯỜI BẠI LIỆT (MÁC 2:1-12)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Câu chuyện Chúa Giê-xu chữa lành người bại liệt đặt ra vấn đề thần học đó là công việc có ý nghĩa gì đối với những người không có khả năng lao động. Trước khi được chữa lành, người bại không thể làm việc để nuôi sống bản thân. Vì vậy, anh lệ thuộc vào lòng trắc ẩn, sự thương xót của những người xung quanh để sống qua ngày. Nhưng người bại có những người bạn bày tỏ sự quan tâm, tình thương và tình bạn đối với anh là người không thể làm việc để nuôi sống bản thân cũng như tạo dựng mối liên hệ. Những người bạn của người bại có đức tin chủ động và hoàn toàn không có sự tách biệt giữa phẩm chất và hành vi. Chúa Giê-xu đã “thấy” đức tin của họ.

Chúa Giê-xu nhìn nhận nỗ lực của những người bạn là sự thể hiện cho đức tin của tập thể. “Thấy đức tin của họ, Đức Chúa Jêsus phán với người bại: ‘Hỡi con, tội lỗi con đã được tha’” (Mác 2:5). Điều đáng buồn trong cộng đồng đức tin ở Tây Phương ngày nay là không có ảnh hưởng rõ nét trên công việc của các tín hữu. Thậm chí nếu có nhận được sự giúp đỡ hay khích lệ nào trong nghề nghiệp thì phần lớn đều đến từ sự giúp đỡ và khích lệ cách cá nhân từ các thành viên của Hội Thánh. Trong quá khứ, ở Tây Phương, đa phần người tin Chúa thường làm việc chung với những người trong cùng Hội Thánh, vì thế các Hội Thánh dễ dàng áp dụng Lời Chúa cho những người có chung nghề nghiệp. Các tín hữu ở Tây phương ngày nay hiếm khi làm việc với những người trong cùng Hội Thánh. Tuy nhiên, trong Hội Thánh vẫn có những người có nghề nghiệp giống nhau; do đó họ vẫn có thể chia sẻ với nhau những thách thức cũng như cơ hội trong công việc của mình; nhưng điều này hiếm khi xảy ra. Nếu chúng ta không tìm cách để các tín hữu có chung ngành nghề có thể hỗ trợ nhau, cùng nhau tăng trưởng và phát triển một cộng đồng Cơ Đốc gắn kết với nhau qua công việc, thì chúng ta đã để mất một đặc tính thông công vô cùng quan trọng trong Mác 2:3-12.

Từ câu chuyện ngắn ngủi này, chúng ta có thể nhận thấy ba điều: (1) công việc là để giúp ích cho những người có thể làm việc nuôi sống bản thân cũng như những người không thể làm việc; (2) giống như phẩm chất và hành vi, đức tin và việc làm không hề có sự phân rẽ, nhưng được kết hợp thành hành động bởi sự thêm sức của Chúa; và 3) việc làm được thực hiện bởi đức tin cần có sự hỗ trợ của cộng đồng đức tin.

KÊU GỌI LÊ-VI (MÁC 2:13-17)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Kêu gọi Lê-vi là sự kiện xảy ra khi Chúa Giê-xu đi đây đó (Mác 2:13-14). Phân đoạn này nhấn mạnh đến tính chất công khai của lời kêu gọi. Trong lúc đang dạy dỗ đám đông, Chúa Giê-xu kêu gọi Lê-vi (Mác 2:14) khi đó ông “đang ngồi tại phòng thuế.” Công việc của Lê-vi khiến ông bị dân chúng Ga-li-lê khinh miệt. Đã có nhiều tranh luận về mức thuế mà người dân Ga-li-lê phải nộp cho chính quyền Rô-ma và đảng Hê-rốt, và đa số đều tin rằng người dân phải đóng thuế nặng nề.

Việc thu thuế được giao khoán cho một nhóm thu thuế tư nhân. Người thu thuế phải nộp trước toàn bộ tiền thuế trong khu vực của họ, sau đó truy thu lại từ dân chúng. Thông thường người thu thuế bắt người dân đóng thuế cao hơn mức quy định và hưởng lợi từ số tiền chênh lệch. Nhà cầm quyền Rô-ma đã giao khoán công việc thu thuế đầy “nhạy cảm” này cho những người địa phương, khiến cho mức thuế bị đẩy lên cao và mở đường cho vô số những sai phạm.[1] Có thể đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người Ga-li-lê bị mất đất ruộng; người chủ đất phải vay tiền để nộp thuế và nếu họ bị mất mùa, thì sẽ bị tịch thu tài sản để trả nợ. Mô tả Lê-vi đang ngồi tại phòng thuế đồng nghĩa ông là một biểu tượng sống cho sự đô hộ của người Rô-ma cũng như là bằng chứng cho thái độ sẵn lòng hợp tác với chính quyền Rô-ma của nhiều người Do Thái. Mác 2:16 liên kết giữa những người thu thuế và “những kẻ có tội” càng làm nổi bật thêm mối liên hệ không mấy tốt đẹp này.[2] Trong khi Lu-ca nhấn mạnh đến việc Lê-vi từ bỏ mọi thứ để đáp ứng lời kêu gọi của Chúa Giê-xu (Lu 5:28), Mác chỉ đơn thuần kể lại Lê-vi đứng dậy đi theo Ngài. Sau đó, ông đã tổ chức một buổi tiệc tại nhà mình mời Chúa Giê-xu, các môn đồ và một nhóm những người thu thuế và “những kẻ có tội.” Nếu chỉ lướt qua thì dường như tại đây mô tả một người đang tìm cách chia sẻ Tin Lành với những đồng nghiệp của mình, nhưng trong thực tế có lẽ còn ẩn chứa nhiều điều khác. “Nhóm người” của Lê-vi bao gồm những đồng nghiệp và những người được kể là “kẻ có tội”. Giữa các thành viên trong nhóm có mối liên hệ gần gũi, nhưng mối liên hệ của nhóm với cộng đồng bên ngoài thì lại không mấy tốt đẹp. Công việc của nhóm người này đã khiến họ bị giới lãnh đạo cộng đồng xa lánh, bị tách biệt với xã hội. Trong nhiều công việc ngày nay cũng có hiện tượng tương tự: đồng nghiệp thường cởi mở với chúng ta hơn là hàng xóm. Do đó, nếp sống người làm việc tạo cho chúng ta cơ hội trình bày sứ điệp Tin Lành cho đồng nghiệp. Điều thú vị là những bữa ăn thân mật cũng là một phần quan trọng trong chức vụ của Chúa Giê-xu. Chi tiết này gợi ý cho chúng ta một phương cách cụ thể tạo cơ hội trình bày niềm tin: hẹn ăn trưa, hẹn tập thể dục, chạy bộ hay tập thể hình có thể giúp tạo những mối liên hệ thân mật, gần gũi với các đồng nghiệp. Những tình thân này thường là mối liên hệ chặt chẽ và qua đó Thánh Linh có thể mở ra những cơ hội để chúng ta làm chứng về Chúa.

Điều này đặt ra một vấn đề. Nếu người tin Chúa ngày nay tổ chức một bữa ăn với đồng nghiệp, với bạn bè hàng xóm, và những người bạn trong nhà thờ, thì họ nên trò chuyện về đề tài gì? Niềm tin của người Cơ Đốc có rất nhiều điều có thể chia sẻ với người khác, như cách trở thành một nhân viên hay một người hàng xóm tốt. Nhưng liệu những người tin Chúa có biết cách chia sẻ mà đồng nghiệp và hàng xóm của họ có thể hiểu không? Nếu cuộc trò chuyện chuyển sang các chủ đề về công sở như tìm kiếm việc làm, dịch vụ khách hàng hay các đề tài xã hội như thuế đất hay quy hoạch đô thị, liệu chúng ta có thể trình bày súc tích, rõ ràng cách áp dụng những nguyên tắc Cơ Đốc Giáo trong những vấn đề này hay không? Hội Thánh có trang bị giúp tín hữu sẵn sàng đối thoại hay chưa? Tại đây, rõ ràng Lêvi đã có thể chia sẻ cách áp dụng thích hợp sứ điệp của Chúa Giê-xu cho những người đang họp lại. Đề tài nộp thuế sẽ được nhắc đến trong phần sau của sách Tin Lành này; lúc đó chúng ta sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến quan điểm của Chúa Giê-xu về việc đóng thuế.

MƯỜI HAI SỨ ĐỒ (MÁC 3:13-19)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Bên cạnh những phần ký thuật về sự kêu gọi cá nhân, chúng ta cũng có phần ghi chép về việc Chúa Giê-xu chọn mười hai sứ đồ. Điểm cần lưu ý trong Mác 3:13-14 là mười hai sứ đồ là một nhóm riêng biệt trong số các môn đồ của Chúa Giê-xu. Sứ đồ là chức vụ đặc biệt, thực hiện một công tác quan trọng mà phần lớn chúng ta không trải nghiệm. Nếu chúng ta muốn học hỏi từ kinh nghiệm của họ, thì chúng ta phải xem xét từ góc nhìn về hành động và niềm tin của các sứ đồ liên hệ với vương quốc Đức Chúa Trời như thế nào, chứ không chỉ đơn thuần là họ đã từ bỏ công việc để theo Chúa Giê-xu.

Các phẩm chất của Si-môn, Gia-cơ, Giăng và Giu-đa được liệt kê trong Mác 3:16-19 là những điểm chúng ta cần quan tâm. Si-môn đã được Chúa Giê-xu đặt tên mới là “Phi-e-rơ,” gần giống với chữ petros tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hòn đá”. Chi tiết này khiến chúng ta thắc mắc liệu tên này có vừa mang tính châm biếm nhưng cũng là một lời hứa hay không. Phần sau của sách cho biết Si-môn là một người không kiên định nhưng rồi ông đã sống đúng với tên gọi của mình, Hòn Đá. Giống như Phi-e-rơ, công tác phục vụ Chúa của chúng ta trong mọi lĩnh vực, kể cả nơi công sở, sẽ không bao giờ đạt đến sự hoàn hảo tức thì, nhưng là tiến trình trưởng thành qua những thất bại. Nhận thức này sẽ giúp ích cho chúng ta những lúc cảm thấy mình thất bại và tạo ảnh hưởng không tốt cho vương quốc Đức Chúa Trời.

Giống như Si-môn, hai con trai của Xê-bê-đê cũng được đặt tên mới là “Con Trai Của Sấm Sét” (Mác 3:17). Đây là một tên gọi khá kỳ lạ và có vẻ khôi hài, nhưng lại rất phù hợp với tính khí của họ.[1] Tại đây có điểm phải lưu ý là dường như tính khí của những con người này không hề phai mờ khi họ gia nhập vương quốc Đức Chúa Trời. Điều này có hai ý nghĩa. Một mặt, tính khí vẫn là một phần của chúng ta trong vương quốc Đức Chúa Trời. Việc chúng ta bày tỏ Nước Trời tại nơi làm việc vẫn được chuyển tải thông qua tính khí của mỗi người. Điều này thách thức chúng ta cần nhận dạng tính khí riêng của mình, không thể rập khuôn chỉ có một loại tính khí “Cơ Đốc” như nhau. Nhưng đồng thời, trong tính khí của mỗi người cũng có những yếu tố cần được thay đổi bởi Tin Lành. Câu trả lời cho chúng ta ẩn chứa trong tên gọi Chúa đặt cho các con trai của Xê-bê-đê. Tên gọi này cho thấy tính khí nóng nảy và dễ xung đột. Dù tên gọi này được Chúa Giê-xu đặt cách trìu mến, nhưng đây không phải là cái tên khiến họ tự hào.

Hiểu tính khí con người góp phần quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ cách áp dụng niềm tin Cơ Đốc trong công việc. Đa số chúng ta đều thừa nhận những trải nghiệm trong công việc, cả tốt lẫn xấu, phụ thuộc rất nhiều nơi tính khí của những đồng nghiệp. Những phẩm chất tạo nên một đồng nghiệp tràn đầy năng lượng luôn truyền cảm hứng làm việc cho người khác thường khiến cho người đó khó tính. Một người tích cực và xông xáo thường dễ bị xao lãng bởi những ý tưởng, dự án mới, lại hay có định kiến và vội vàng bày tỏ quan điểm. Tính khí của chúng ta giữ vai trò quan trọng. Việc chúng ta cảm thấy dễ dàng hay khó khăn khi làm việc với một ai đó phụ thuộc vào tính khí của chúng ta và của người cùng làm việc. Tuy nhiên, tính khí không chỉ ảnh hưởng đến công việc. Tính khí đặc trưng của chúng ta sẽ định hình cách chúng ta đóng góp cho một tổ chức và qua đó cách chúng ta phục vụ, cống hiến cho vương quốc Đức Chúa Trời. Tính khí định hình những ưu điểm và nhược điểm của chúng ta. Ở một góc độ nào đó, tin theo Đấng Christ đồng nghĩa với việc để Ngài kiểm soát tính khí của bạn, như Chúa đã quở trách các “Con Trai Của Sấm Sét” về tham vọng muốn được ngồi bên phải và bên trái của Ngài (Mác 10:35-45). Nhưng đồng thời, Cơ Đốc Nhân cũng sai lầm khi áp đặt những đặc điểm tính khí cụ thể như một hình mẫu chung cho mọi người. Trong một số cộng đồng Cơ Đốc, những đặc tính như hướng ngoại, ôn hòa, dè dặt trong việc sử dụng quyền lực được “tôn thánh”, còn những đặc tính khác như: chi phối, điều khiển, ít khoan dung và cả tin thường bị “định tội”. Một số Cơ Đốc Nhân nhận thấy những đặc tính là ưu điểm của họ trong công việc như quyết đoán, không vội tin việc chưa kiểm chứng (tin kiểu giáo điều) và có tham vọng lại thường khiến họ có mặc cảm tội lỗi và bị xa lánh trong Hội Thánh. Khi người tin Chúa cố gắng để trở thành người khác, hay cố gắng rập khuôn theo một hình mẫu Cơ Đốc Nhân “chuẩn” trong môi trường công sở, họ có thể khiến người khác cảm thấy thiếu chân thật. Chúng ta được kêu gọi noi gương Đấng Christ (Phil 2:5) và bắt chước những lãnh đạo của mình (Hê 13:7), nghĩa là bắt chước những đức tính tốt, chứ không phải rập khuôn tính khí. Chúa Giê-xu thường chọn những người với nhiều tính khí khác nhau làm bạn và cùng làm việc với Ngài. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ các cá nhân và tổ chức sử dụng những người với tính khí khác nhau cách hiệu quả trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn nghề nghiệp, nâng cao năng lực làm việc, điều hành, lãnh đạo, giải quyết xung đột và xây dựng mối liên hệ trong công việc.

Điều này cần phải được xem xét từ hai phương diện: trong tương tác với thần học về của cải và trong liên hệ với điểm chung giữa thần học về Hội Thánh và thần học về công việc. Việc duy trì mối liên hệ giữa các Cơ Đốc Nhân trong môi trường làm việc để hỗ trợ lẫn nhau nghe dường như là điều hấp dẫn và ít thực tế, nhưng thực ra là một nhiệm vụ phải thực hiện. Dù đây là mục tiêu đáng ca ngợi, nhưng chúng ta cần thừa nhận có một số người tin Chúa đặt sai thứ tự ưu tiên và khiến quan điểm của họ bị ảnh hưởng. Những lúc như vậy, trong vai trò là người tin Chúa, trách nhiệm của chúng ta là luôn sẵn sàng để gây dựng nhau trong tình thương, nhắc nhở nhau để hành động của chúng ta thật sự dựa trên những tiêu chuẩn của vương quốc Đức Chúa Trời.

MƯỜI HAI SỨ ĐỒ (MÁC 3:13-19)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Bên cạnh những phần ký thuật về sự kêu gọi cá nhân, chúng ta cũng có phần ghi chép về việc Chúa Giê-xu chọn mười hai sứ đồ. Điểm cần lưu ý trong Mác 3:13-14 là mười hai sứ đồ là một nhóm riêng biệt trong số các môn đồ của Chúa Giê-xu. Sứ đồ là chức vụ đặc biệt, thực hiện một công tác quan trọng mà phần lớn chúng ta không trải nghiệm. Nếu chúng ta muốn học hỏi từ kinh nghiệm của họ, thì chúng ta phải xem xét từ góc nhìn về hành động và niềm tin của các sứ đồ liên hệ với vương quốc Đức Chúa Trời như thế nào, chứ không chỉ đơn thuần là họ đã từ bỏ công việc để theo Chúa Giê-xu.

Các phẩm chất của Si-môn, Gia-cơ, Giăng và Giu-đa được liệt kê trong Mác 3:16-19 là những điểm chúng ta cần quan tâm. Si-môn đã được Chúa Giê-xu đặt tên mới là “Phi-e-rơ,” gần giống với chữ petros tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hòn đá”. Chi tiết này khiến chúng ta thắc mắc liệu tên này có vừa mang tính châm biếm nhưng cũng là một lời hứa hay không. Phần sau của sách cho biết Si-môn là một người không kiên định nhưng rồi ông đã sống đúng với tên gọi của mình, Hòn Đá. Giống như Phi-e-rơ, công tác phục vụ Chúa của chúng ta trong mọi lĩnh vực, kể cả nơi công sở, sẽ không bao giờ đạt đến sự hoàn hảo tức thì, nhưng là tiến trình trưởng thành qua những thất bại. Nhận thức này sẽ giúp ích cho chúng ta những lúc cảm thấy mình thất bại và tạo ảnh hưởng không tốt cho vương quốc Đức Chúa Trời.

Giống như Si-môn, hai con trai của Xê-bê-đê cũng được đặt tên mới là “Con Trai Của Sấm Sét” (Mác 3:17). Đây là một tên gọi khá kỳ lạ và có vẻ khôi hài, nhưng lại rất phù hợp với tính khí của họ.[1] Tại đây có điểm phải lưu ý là dường như tính khí của những con người này không hề phai mờ khi họ gia nhập vương quốc Đức Chúa Trời. Điều này có hai ý nghĩa. Một mặt, tính khí vẫn là một phần của chúng ta trong vương quốc Đức Chúa Trời. Việc chúng ta bày tỏ Nước Trời tại nơi làm việc vẫn được chuyển tải thông qua tính khí của mỗi người. Điều này thách thức chúng ta cần nhận dạng tính khí riêng của mình, không thể rập khuôn chỉ có một loại tính khí “Cơ Đốc” như nhau. Nhưng đồng thời, trong tính khí của mỗi người cũng có những yếu tố cần được thay đổi bởi Tin Lành. Câu trả lời cho chúng ta ẩn chứa trong tên gọi Chúa đặt cho các con trai của Xê-bê-đê. Tên gọi này cho thấy tính khí nóng nảy và dễ xung đột. Dù tên gọi này được Chúa Giê-xu đặt cách trìu mến, nhưng đây không phải là cái tên khiến họ tự hào.

Hiểu tính khí con người góp phần quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ cách áp dụng niềm tin Cơ Đốc trong công việc. Đa số chúng ta đều thừa nhận những trải nghiệm trong công việc, cả tốt lẫn xấu, phụ thuộc rất nhiều nơi tính khí của những đồng nghiệp. Những phẩm chất tạo nên một đồng nghiệp tràn đầy năng lượng luôn truyền cảm hứng làm việc cho người khác thường khiến cho người đó khó tính. Một người tích cực và xông xáo thường dễ bị xao lãng bởi những ý tưởng, dự án mới, lại hay có định kiến và vội vàng bày tỏ quan điểm. Tính khí của chúng ta giữ vai trò quan trọng. Việc chúng ta cảm thấy dễ dàng hay khó khăn khi làm việc với một ai đó phụ thuộc vào tính khí của chúng ta và của người cùng làm việc.

Tuy nhiên, tính khí không chỉ ảnh hưởng đến công việc. Tính khí đặc trưng của chúng ta sẽ định hình cách chúng ta đóng góp cho một tổ chức và qua đó cách chúng ta phục vụ, cống hiến cho vương quốc Đức Chúa Trời. Tính khí định hình những ưu điểm và nhược điểm của chúng ta. Ở một góc độ nào đó, tin theo Đấng Christ đồng nghĩa với việc để Ngài kiểm soát tính khí của bạn, như Chúa đã quở trách các “Con Trai Của Sấm Sét” về tham vọng muốn được ngồi bên phải và bên trái của Ngài (Mác 10:35-45). Nhưng đồng thời, Cơ Đốc Nhân cũng sai lầm khi áp đặt những đặc điểm tính khí cụ thể như một hình mẫu chung cho mọi người. Trong một số cộng đồng Cơ Đốc, những đặc tính như hướng ngoại, ôn hòa, dè dặt trong việc sử dụng quyền lực được “tôn thánh”, còn những đặc tính khác như: chi phối, điều khiển, ít khoan dung và cả tin thường bị “định tội”. Một số Cơ Đốc Nhân nhận thấy những đặc tính là ưu điểm của họ trong công việc như quyết đoán, không vội tin việc chưa kiểm chứng (tin kiểu giáo điều) và có tham vọng lại thường khiến họ có mặc cảm tội lỗi và bị xa lánh trong Hội Thánh. Khi người tin Chúa cố gắng để trở thành người khác, hay cố gắng rập khuôn theo một hình mẫu Cơ Đốc Nhân “chuẩn” trong môi trường công sở, họ có thể khiến người khác cảm thấy thiếu chân thật. Chúng ta được kêu gọi noi gương Đấng Christ (Phil 2:5) và bắt chước những lãnh đạo của mình (Hê 13:7), nghĩa là bắt chước những đức tính tốt, chứ không phải rập khuôn tính khí. Chúa Giê-xu thường chọn những người với nhiều tính khí khác nhau làm bạn và cùng làm việc với Ngài. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ các cá nhân và tổ chức sử dụng những người với tính khí khác nhau cách hiệu quả trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn nghề nghiệp, nâng cao năng lực làm việc, điều hành, lãnh đạo, giải quyết xung đột và xây dựng mối liên hệ trong công việc.

Điều này cần phải được xem xét từ hai phương diện: trong tương tác với thần học về của cải và trong liên hệ với điểm chung giữa thần học về Hội Thánh và thần học về công việc. Việc duy trì mối liên hệ giữa các Cơ Đốc Nhân trong môi trường làm việc để hỗ trợ lẫn nhau nghe dường như là điều hấp dẫn và ít thực tế, nhưng thực ra là một nhiệm vụ phải thực hiện. Dù đây là mục tiêu đáng ca ngợi, nhưng chúng ta cần thừa nhận có một số người tin Chúa đặt sai thứ tự ưu tiên và khiến quan điểm của họ bị ảnh hưởng. Những lúc như vậy, trong vai trò là người tin Chúa, trách nhiệm của chúng ta là luôn sẵn sàng để gây dựng nhau trong tình thương, nhắc nhở nhau để hành động của chúng ta thật sự dựa trên những tiêu chuẩn của vương quốc Đức Chúa Trời.

TIẾN TRÌNH MÔN ĐỆ HÓA (MÁC 4:35-41; 6:45-52; 8:14-21)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sách Mác trình bày nhiều mặt tốt của các môn đồ như việc họ đáp ứng lời mời gọi của Chúa Giê-xu (Mác 1:16-20) và thực hiện công tác Ngài giao phó (Mác 6:7-13)[1], nhưng sách Mác cũng nhắc đến sự thiếu hiểu biết, yếu đuối và ích kỷ của họ nhiều hơn các sách Tin Lành khác. Góc nhìn về các môn đồ được định hình với những đặc điểm của thể loại văn tường thuật và việc mô tả các sự kiện. Thứ nhất là việc lặp lại những câu chuyện có cùng bối cảnh chiếc tàu, cơn bão, và các lần trò chuyện khi đi ngang hồ Ga-li-lê (Mác 4:35-41; 6:45-52; 8:14-21). Tất cả đều nhấn mạnh chi tiết các môn đồ không thể hiểu thẩm quyền của Chúa Giê-xu. Sau những câu chuyện có bối cảnh chiếc tàu, bờ biển là câu chuyện về sự chữa lành người mù cách lạ thường, với hai giai
đoạn (Mác 8:22-26). Có thể câu chuyện này giữ chức năng như một phép ẩn dụ nói về sự mù lòa của các môn đồ trong hiểu biết khiếm khuyết của họ về Chúa Giêxu.[2] Tiếp đến, chúng ta có lời xưng nhận Đấng Christ của Phi-e-rơ (Mác 8:27-33).

Thế nhưng ngay sau khoảnh khắc ông bày tỏ sự hiểu biết của mình về Chúa đầy kịch tính thì ngay lập tức Phi-e-rơ lại bị Sa-tan làm cho mù lòa. Sự hiểu biết của các môn đồ về Chúa Giê-xu bị giới hạn nên sự hiểu biết của họ về thông điệp của Ngài cũng bị giới hạn. Các môn đồ cứ tiếp tục tìm kiếm quyền lực và địa vị (Mác 9:33-37; 10:13-16; và 10:35-45). Chúa Giê-xu đã nhiều lần thách thức các môn đồ những khi họ thất bại trong việc nhìn nhận đi theo Chúa đòi hỏi tinh thần hy sinh
quên mình. Bằng chứng nổi bật hơn hết là khi các môn đồ bỏ trốn lúc Chúa Giêxu bị bắt và xét xử (Mác 14:50-51). Sách Mác tường thuật sự chết của Chúa Giê-xu ngay sau sự kiện Phi-e-rơ ba lần chối Chúa (Mác 14:66-72) càng làm nổi bật sự hèn nhát của Phi-e-rơ và lòng can đảm, vâng phục của Chúa Giê-xu.

Thế nhưng Phi-e-rơ cũng như các môn đồ khác vẫn có thể lãnh đạo Hội Thánh hiệu quả. Mác 16:6-7 cho biết sau khi Chúa Giê-xu phục sinh, thiên sứ đã nói với những người phụ nữ đi báo tin cho các môn đồ rằng họ sẽ được gặp Ngài (chỉ có Phi-e-rơ được nhắc tên cụ thể). Mặc dù không được đề cập trong sách Mác, nhưng từ sách Công vụ, chúng ta được biết các môn đồ đã thay đổi rất nhiều sau khi được gặp Chúa Giê-xu. Sự kiện Chúa phục sinh đã đem đến sự thay đổi lớn.
Điều này có liên hệ gì đến việc làm của chúng ta? Trong việc làm của mỗi người, rõ ràng chúng ta là những môn đồ của Chúa Giê-xu nhưng chúng ta vẫn chưa hoàn hảo và còn phải được hoàn thiện. Sẽ có nhiều điều chúng ta cần ăn năn, cũng như những thái độ sai trật mà chúng ta cần được sửa đổi. Chúng ta cần phải nhìn nhận có thể chính mình không đúng trong cách suy nghĩ, trong những điều chúng ta tin, thậm chí là những vấn đề liên quan đến Tin Lành, giống như các
môn đồ ngày xưa. Vì vậy mỗi ngày chúng ta cần cẩn trọng suy ngẫm cách chúng ta bày tỏ quyền tể trị của Đức Chúa Trời và luôn sẵn sàng ăn năn về những sự kém thiếu của bản thân. Trong công việc, chúng ta có thể bị cám dỗ để chứng tỏ sự chính trực, khôn ngoan và tài năng của chính mình thay vì là chứng nhân cho sự công chính, khôn ngoan và trọn vẹn của Chúa Giê-xu. Thay vì chứng tỏ chính mình là tốt lành cách giả tạo, việc bày tỏ con người thật của chúng ta sẽ là một lời chứng mạnh mẽ về lòng thương xót của Chúa đối với những người vẫn còn phạm sai lầm, có bản ngã tự tôn, chú tâm về chính mình nhưng họ cũng là những công trình đang được Chúa hoàn thiện. Khi đó, thay vì kêu gọi đồng nghiệp bắt chước chúng ta, lời chứng của chúng ta là lời mời gọi họ cũng để cho Chúa Giê-xu thay đổi, hoàn thiện như cách Chúa đang làm cho chúng ta. Tất nhiên, chúng ta vẫn cần tích cực rèn tập để lớn lên trong Đấng Christ. Lòng thương xót của Chúa không phải là cớ để chúng ta cứ ở trong tội lỗi.

NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA PHONG TRÀO (MÁC 1:21-45)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phân đoạn Mác 1:21-34 tường thuật những sự kiện diễn ra trong ngày Sa-bát, ngày dành riêng cho việc nghỉ ngơi và trong số đó có các sự kiện đã xảy ra trong nhà hội (Mác 1:21-28). Điểm nhấn quan trọng của phần này cho thấy đời sống của Chúa Giê-xu gắn kết chặt chẽ với chu kỳ làm việc, nghỉ ngơi và thờ phượng hằng tuần; sách Mác không hề phớt lờ hay phủ nhận điều này. Trong thời đại của chúng ta, chu kỳ này đã bị giảm thiểu rất nhiều; chúng ta cần tự nhắc nhở rằng chính Chúa Giê-xu đã giữ chu kỳ làm việc-nghỉ ngơi mỗi tuần. Ngoài ra, điều quan trọng không kém là Chúa Giê-xu cũng đã thi hành công tác rao giảng chân lý và chữa lành cũng trong ngày Sa-bát. Đó là lý do đã khiến Ngài gặp phải sự chống đối của người Pha-ri-si. Chúa Giê-xu cho thấy ngày Sa-bát không chỉ là ngày nghỉ ngơi khỏi mọi công việc, nhưng cũng là ngày của tình yêu và lòng thương xót.[1]

Ngoài chu kỳ hằng tuần, chúng ta còn có nhịp sống mỗi ngày. Sau ngày Sabát, Chúa Giê-xu đã thức dậy “khi trời vẫn còn tối” để cầu nguyện (Mác 1:35). Mỗi ngày, ưu tiên quan trọng nhất của Chúa Giê-xu là gắn kết với Đức Chúa Trời. Chi tiết Chúa Giê-xu cầu nguyện một mình rất quan trọng cho thấy cầu nguyện không phải là một màn trình diễn trước đám đông, nhưng là cuộc gặp gỡ cá nhân. Cầu nguyện mỗi ngày dường như là điều rất khó thực hiện đối với những người đi làm. Thiết lập giờ cầu nguyện đều đặn mỗi sáng là điều gần như không thể thực hiện được vì nhiều lý do: công việc gia đình, chổ làm xa nhà, giờ làm việc sớm, ước muốn bắt đầu làm việc sớm để nhanh chóng hoàn tất những trách nhiệm trong ngày hay đã thức khuya đêm trước để làm xong những việc còn dang dở hoặc để giải trí. Ngay cả khi chọn thời điểm khác trễ hơn trong ngày để cầu nguyện thì vẫn khó thực hiện. Không có chổ nào trong sách Mác nói đến hình phạt dành cho những người không cầu nguyện hoặc không thể cầu nguyện trước mỗi ngày cho những công tác đang chờ đợi họ. Nhưng sách Mác mô tả Chúa Giê-xu, người bận rộn, cầu nguyện mỗi ngày cho công tác và cho những người Đức Chúa Trời đặt để bên cạnh mình. Giữa những áp lực của trách nhiệm trong đời sống, giờ cầu nguyện mỗi ngày dường như là một điều xa xỉ mà chúng ta không thể có được. Tuy nhiên, Chúa Giê-xu đã không bắt đầu ngày làm việc mà thiếu sự cầu nguyện, giống như chúng ta không thể đi làm việc mà lại không mang giày.

Dành riêng thì giờ cố định để cầu nguyện là một việc tốt, nhưng đó không phải là cách duy nhất để cầu nguyện. Chúng ta vẫn có thể cầu nguyện đang khi làm việc. Một cách rất hữu ích đó là cầu nguyện ngắn vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Phần “Tĩnh Nguyện Hằng Ngày cho Cá Nhân và Gia Đình” (Devotions for Individuals and Families) trong quyển Sách Cầu Nguyện Chung
(Book of Common Prayer) (trang 136-143), cung cấp cho chúng ta những lời cầu nguyện ngắn vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và buổi tối dựa trên nhịp sinh hoạt và làm việc hằng ngày của chúng ta. Thậm chí có cả những lời cầu nguyện ngắn hơn nữa, chỉ một hoặc hai câu, có thể dùng khi chúng ta thực hiện xong một việc, chuẩn bị chuyển sang làm việc khác. Chúng ta có thể cầu nguyện trong khi mắt vẫn mở, dâng lời cảm tạ cách âm thầm hay lớn tiếng trước khi ăn, hay mang
theo một vật, một câu Kinh Thánh trong túi nhằm nhắc nhở chúng ta cầu nguyện. Có những quyển sách hướng dẫn rất hữu ích giúp chúng ta thiết lập giờ cầu nguyện hằng ngày như Finding God in the Fast Lane của Joyce Huggett[2] và The Spirit of the Disciplines của Dallas Willard.[3]

CHÚA CỦA NGÀY SA-BÁT (MÁC 2:23-3:6)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Khi phân tích Mác 1:21-34, chúng ta đã biết ngày Sa-bát nằm trong nhịp sinh hoạt hằng tuần của Chúa Giê-xu. Xung đột nảy sinh giữa Chúa Giê-xu và người Pha-ri-si không phải là việc có nên giữ ngày Sa-bát hay không mà là giữ ngày Sabát như thế nào. Với người Pha-ri-si, việc giữ ngày Sa-bát chủ yếu được định nghĩa bởi những điều luật cấm không được làm việc. Điều họ quan tâm là điều răn cấm làm việc trong ngày Sa-bát (Xuất 20:8-11; Phục 5:12-15) khi áp dụng cụ thể nghĩa là không được làm việc gì?[1] Với người Pha-ri-si, ngay cả những việc làm bình thường của các môn đồ như bứt bông lúa cũng bị xem là vi phạm điều răn này. Điều cần lưu ý họ xem hành động này là không đúng luật (Mác 2:24), mặc dù trong điều răn thứ tư của Torah hoàn toàn không có chi tiết này. Người Pha-ri-si cho rằng cách giải nghĩa luật pháp của mình là có thẩm quyền và mang tính bắt buộc, mà không hề xét đến khả năng mình có thể hiểu sai điều răn. Ngoài ra, người Phari-si cũng xem việc Chúa Giê-xu chữa bệnh trong ngày Sa-bát (Mác 3:1-6) là đáng lên án. Đây là sự kiện chính khiến người Pha-ri-si bàn mưu chống lại Chúa Giê-xu. Trái ngược lại với người Pha-ri-si, Chúa Giê-xu có quan niệm tích cực về ngày Sa-bát: là ngày được thảnh thơi không phải làm việc, là món quà Đức Chúa Trời ban cho vì lợi ích của con người. “Sa-bát được tạo nên vì loài người, chứ không phải loài người được tạo nên vì ngày Sa-bát” (Mác 2:27). Hơn thế nữa, ngày Sa-bát mở ra những cơ hội để chúng ta bày tỏ tình yêu và lòng thương xót. Quan điểm tích cực này về ngày Sa-bát được hậu thuẫn bởi các sách tiên tri. Ê-sai 58 đã liên kết ngày Sa-bát với lòng thương xót và công bằng xã hội trong công tác phục vụ Đức Chúa Trời, với đỉnh điểm là mô tả ơn phước Đức Chúa Trời dành cho những ai “xem ngày Sa-bát là ngày vui thích” (Ê-sai 58:13-14). Ê-sai 58 đặt lòng thương xót, sự công bình và ngày Sa-bát cùng nhau gợi ý ngày Sa-bát sẽ trở thành ngày thờ phượng trọn vẹn khi chúng ta bày tỏ lòng thương xót và công chính. Mục đích chính của ngày Sa-bát là để ghi nhớ sự công bình và lòng thương xót của Đức Chúa Trời trong việc giải phóng dân Y-sơ-ra-ên khỏi thân phận nô lệ tại Ai Cập (Phục 5:15).

Phần ký thuật đầu tiên về ngày Sa-bát (Mác 2:23-28) bắt đầu từ việc các môn đồ của Chúa Giê-xu bứt bông lúa.[2] Trong sách Ma-thi-ơ cho biết thêm chi tiết các môn đồ của Chúa Giê-xu đang đói bụng, còn sách Lu-ca thì có thêm hành động họ vò bông lúa trên tay trước khi ăn. Sách Mác chỉ đơn thuần ghi lại các môn đồ của Chúa Giê-xu ngắt bông lúa, cho thấy đây là hành động mang tính ngẫu nhiên. Có thể các môn đồ chỉ vô tình bứt bông lúa và ăn. Khi bị những người Pha-ri-si chất vấn, cách Chúa Giê-xu trả lời mới nghe có vẻ thật kỳ lạ, bởi vì Ngài nhắc lại câu chuyện nói về đền thờ, chứ không phải về ngày Sa-bát.

Các ngươi chưa từng đọc về chuyện Đa-vít đã làm khi người cùng những người đi theo lâm vào cảnh túng đói sao? Trong thời A-bia-tha làm thầy tế lễ thượng phẩm, Đa-vít đã vào nhà Đức Chúa Trời ăn bánh cung hiến và cho những người đi theo ăn nữa, dù bánh ấy chỉ có những thầy tế lễ mới được phép ăn. (Mác 2:25–26)

Các học giả đã tranh luận lời biện hộ của Chúa Giê-xu có thật sự phù hợp với những nguyên tắc phân tích và tranh luận của người Do Thái hay không và nếu có thì phù hợp như thế nào?[3] Tại đây điểm nhấn là việc xác định về khái niệm “sự thánh khiết.” Cả ngày Sa-bát và đền thờ (cùng những vật dụng bên trong) đều được Kinh Thánh xem là “thánh.”[4] Ngày Sa-bát là một thời điểm thiêng liêng; đền thờ là một nơi chốn linh thiêng. Tuy nhiên bài học về thánh khiết rút ra từ điều này vẫn có thể áp dụng cho điều kia.

Điều Chúa Giê-xu muốn nói sự thánh khiết của đền thờ không hề ngăn trở hành động thương xót và công chính. Chốn linh thiêng trên đất là nơi dành cho sự thánh khiết, nhưng không phải để tách biệt khỏi thế giới. Nhưng ngược lại đó là nơi bày tỏ sự hiện diện của Đức Chúa Trời, là nơi Ngài bảo tồn và phục hồi thế giới này. Do đó nơi được biệt riêng cho Chúa về cơ bản phải là chổ bày tỏ sự công chính và lòng thương xót. “Ngày Sa-bát [bao hàm cả đền thờ] được tạo nên vì loài người, chứ không phải loài người được tạo nên vì ngày Sa-bát” (Mác 2:27). Phần tường thuật của Ma-thi-ơ về câu chuyện này có thêm chi tiết, “Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải sinh tế,” trích từ Ô-sê 6:6 (Ma-thi-ơ 12:7) càng làm rõ hơn ý trên. Quan điểm này cũng đã được nhắc lại trong câu chuyện thứ hai xảy ra trong ngày Sa-bát, khi Chúa Giê-xu chữa lành ngay trong nhà hội (Mác 3:1-6). Câu hỏi then chốt Chúa Giê-xu đặt ra là: “Trong ngày sa-bát được phép làm việc lành hay việc dữ, nên cứu người hay giết người?” Sự im lặng của những người Pha-ri-si trước câu hỏi này như một lời khẳng định rằng ngày Sa-bát được tôn trọng thông qua những việc lành, với việc cứu mạng người.

Thế thì điều này áp dụng như thế nào trong công việc của chúng ta? Nguyên tắc của ngày Sa-bát là chúng ta phải dành riêng một khoảng thời gian không làm việc và dùng khoảng thời gian đó để thờ phượng Chúa. Điều này không có nghĩa ngày Sa-bát là khoảng thời gian duy nhất chúng ta thờ phượng Chúa, hay công việc không thể là hành động thờ phượng. Nhưng nguyên tắc về ngày Sa-bát giúp chúng ta có thời gian để tập trung hướng đến Chúa theo một cách khác hơn những ngày làm việc khác trong tuần cũng như giúp chúng ta vui hưởng ơn phước của Ngài cách đặc biệt. Điều không kém quan trọng đó là nguyên tắc về ngày Sa-bát giúp chúng ta có điều kiện để bày tỏ lòng thờ phượng Chúa qua những việc làm bày tỏ tình yêu, lòng thương xót và sự quan tâm dành cho người xung quanh. Sự thờ phượng vào ngày Sa-bát sẽ giúp công việc chúng ta làm trong tuần thêm ý nghĩa. Bộ giải kinh Thần Học Công Việc nhìn nhận không có một quan điểm (thống nhất) của Cơ Đốc Giáo về ngày Sa-bát, nên trong tập giải kinh sách Lu-ca đã khai triển một góc nhìn khác về đề tài này với tiêu đề “Ngày Sa-bát và Công việc”.

NHỮNG ẨN DỤ VỀ CÔNG VIỆC (MÁC 4:26-29 VÀ 13:32-37)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sách Mác ghi lại hai ẩn dụ đặc biệt không có trong các sách Tin Lành khác. Cả hai ẩn dụ này đều rất ngắn và liên quan đến công việc. Ẩn dụ thứ nhất so sánh vương quốc Đức Chúa Trời với một hạt giống đang lớn lên trong Mác 4:26-29. Ẩn dụ này có những nét tương đồng với một ẩn dụ khác quen thuộc hơn, ngay sau đó là ẩn dụ về hạt cải (c. 30-34), và có những chi tiết giống với ẩn dụ về người gieo giống trong Mác 4:1-8. Mặc dù ẩn dụ này đặt trong bối cảnh nghề nông, nhưng vai trò của người nông dân bị tối giản cách có chủ ý: “người ấy chẳng biết thể nào” hạt giống mọc lên (Mác 4:27). Điều được nhấn mạnh trong ẩn dụ này là Đức Chúa Trời mở rộng vương quốc của Ngài bởi năng quyền không sao giải thích được. Tuy nhiên, người nông dân vẫn phải “thức khuya dậy sớm” để chăm sóc cây (Mác 4:26) và cầm lưỡi hái để thu hoạch (Mác 4:28). Chúa sẽ ban phép lạ cho những ai làm tốt công việc được giao phó.

Ẩn dụ thứ hai chỉ có trong sách Tin Lành Mác được ghi lại trong 13:32-37. Ẩn dụ này minh họa thái độ cần có của các môn đồ khi chờ đợi Chúa Giê-xu tái lâm. Điểm thú vị của ẩn dụ này được trình bày trong lời phán của Chúa Giê-xu: “cũng như một người kia sắp lên đường đi xa, khi rời nhà, giao quyền cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và dặn người gác cửa phải tỉnh thức” (Mác 13:34) mô tả hình ảnh người chủ đi xa, và giao công việc cho mỗi đầy tớ của mình. Khác với cách suy nghĩ của nhiều người, vương quốc của Đức Chúa Trời không giống như một người chủ đi đến một nơi xa và hứa sẽ gọi (đem) các đầy tớ đến ở với người chủ tại nơi xa đó. Không, người chủ sẽ trở về, vì vậy người chủ giao cho những người đầy tớ trách nhiệm trông nom và đầu tư làm lợi cho cơ ngơi của mình trong lúc họ chờ đợi ngày ông chủ trở về.

CHÚA GIÊ-XU, NGƯỜI THỢ (MÁC 6:1-6)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sự kiện xảy ra tại quê nhà của Chúa Giê-xu cho chúng ta một ít thông tin hiếm hoi về công việc Chúa Giê-xu đã làm trước khi Ngài đi rao giảng đây đó. Bối cảnh của sự kiện này là những bạn hữu và người quen của Chúa Giê-xu không tin rằng một cậu bé thân quen tại địa phương lại trở thành một người thầy và một tiên tri vĩ đại. Họ phàn nàn rằng: “Làm sao tay ông ta có thể làm được nhiều việc quyền năng như thế! Chẳng phải ông nầy là người thợ mộc, con trai Ma-ri, anh của Giacơ, Giô-sê, Giu-đe, và Si-môn đó sao? Các em gái ông chẳng phải đang ở đây với chúng ta sao?” (Mác 6:2-3). Đây là phân đoạn duy nhất trong Kinh Thánh trực tiếp nhắc đến công việc của Chúa Giê-xu. Trong Ma-thi-ơ 13:55, Chúa Giê-xu được gọi là “con trai bác thợ mộc”; còn Lu-ca và Giăng đều không nhắc gì đến công việc của Ngài. Trong tiếng Hy Lạp, từ này (tekton) có thể chỉ về một người thợ xây dựng hay thợ thủ công trong bất cứ ngành nghề nào,[1] nhưng thường trong xứ Pa-lét-tin nó chỉ có thể là thợ mộc hoặc thợ gốm. Từ này được dịch sang tiếng Anh là “thợ mộc” có thể vì lúc dịch bản Kinh Thánh đầu tiên sang tiếng Anh, gỗ là nguyên liệu xây dựng phổ biến ở Luân Đôn.

Cho dù như thế nào, Chúa Giê-xu kể rất nhiều ẩn dụ có bối cảnh công trường, công việc xây dựng. Những ẩn dụ này có phản ánh kinh nghiệm của chính Chúa Giê-xu không? Có phải Ngài đã từng xây hàng rào, đào hầm ép rượu hay xây một tòa tháp trong vườn nho và chứng kiến những xung đột giữa chủ đất và những người làm thuê (Mác 12:1-12)? Có phải người ta đã từng mướn Chúa Giê-xu xây một tòa tháp nhưng chỉ mới xây được một nửa thì đã hết tiền trả công và không trả phần còn lại (Lu 14:28-30)? Có phải Ngài nhớ cha mình (Giô-sép) từng dạy cách đào sâu đến đá để xây nền cho căn nhà có thể đứng vững trước mưa bão (Ma-thi-ơ 7:24-27)? Có phải Ngài từng thuê thợ phụ và đối diện với những lời than trách về chuyện tiền công (Ma-thi-ơ 20:1-16)? Có phải Ngài từng làm công cho một tay quản gia muốn Ngài nhúng tay vào kế hoạch lừa gạt ông chủ của hắn (Lu 16:1-16)?

Tóm lại, khi Chúa Giê-xu rao giảng bằng cách kể các ẩn dụ có bao nhiêu phầnđược tích lũy từ chính kinh nghiệm làm việc của Ngài là một người thợ trong bối cảnh kinh tế-xã hội ở thế kỷ thứ nhất? Chúng ta không có câu trả lời chính xác, nhưng gắn kết những kinh nghiệm của Chúa Giê-xu trong vai trò người thợ có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn những ẩn dụ của Ngài.

Của Cải (Mác 10:17-22)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Một trong các phân đoạn của sách Mác đề cập trực tiếp đến phương diện kinh tế-tài chính là câu chuyện một thanh niên giàu có đến gặp Chúa Giê-xu và hỏi: “Tôi phải làm gì để được hưởng sự sống đời đời?” Câu trả lời của Chúa Giêxu trong Mác 10:18 liệt kê sáu mạng lệnh trong số Mười Điều Răn liên quan trực tiếp đến khía cạnh xã hội. Điểm thú vị ở đây là điều răn “không được tham muốn” (Xuất 20:17; Phục 5:21) lại được trình bày với định nghĩa giao dịch-thương mại là “đừng lừa đảo.” Người thanh niên giàu có này xác nhận đã “giữ mọi điều đó từ thuở niên thiếu” (Mác 10:20). Chúa Giê-xu chỉ ra điều anh ta còn thiếu là của cải trên thiên đàng, là điều chỉ nhận được bằng cách trao ban của cải trên đất này và đi theo Ngài, một người Ga-li-lê lang thang đây đó. Đây là trở ngại mà người thanh niên này không thể vượt qua. Dường như anh ta yêu thích sự tiện nghi và an ổn mà số của cải rất lớn đem lại. Mác 10:22 nhấn mạnh đến khía cạnh cảm xúc trong tình huống này khi cho biết “nghe vậy, anh sa sầm nét mặt, rồi buồn bã bỏ đi.” Chàng thanh niên này đã trăn trở trước sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu, cho thấy trong anh có sự cởi mở với chân lý, nhưng anh ta không thể đeo đuổi đến cùng. Luyến tiếc, không thể tách rời của cải và địa vị đã chiến thắng thái độ sẵn sàng làm theo những lời dạy của Chúa Giê-xu.

Áp dụng điều này vào công việc của chúng ta ngày nay đòi hỏi sự nhạy bén và thành thật về những thiên hướng, tiêu chuẩn, giá trị của chúng ta; vì công việc cũng có thể ngăn cản chúng ta đi theo Chúa Giê-xu. Nếu chúng ta có địa vị như chàng trai trẻ này, thì công việc có thể trở nên quan trọng hơn việc phục vụ người khác, làm việc lành hay thậm chí là dành thời gian cho gia đình, xã hội và đời sống thuộc linh, thậm chí cũng có thể ngăn trở chúng ta đáp lại lời kêu gọi của Chúa. Của cải và đặc quyền có thể khiến chúng ta trở nên kiêu ngạo hay vô cảm với những người xung quanh. Tất nhiên, nan đề này không chỉ xảy đến cho những người có địa vị và giàu có. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giê-xu với chàng trai trẻ này chứng tỏ sẽ rất khó để tự thúc đẩy bản thân thay đổi khi đang ở trên đỉnh cao của sự thành đạt. Trước khi chúng ta những người không có địa vị hay tiền bạc gì đáng kể cho rằng mình chắc sẽ không rơi vào trường hợp này, hãy tự hỏi bản thân, dựa theo tiêu chuẩn của đời, phải chăng chúng ta đã trở nên tự mãn bởi sự giàu có cùng với chút địa vị (tương đối) của mình.

Trước khi chúng ta khép lại câu chuyện này, có một khía cạnh quan trọng khác cần được nhắc đến. Đó là việc “Chúa Giê-xu trìu mến nhìn anh” (Mác 10:21). Mục đích của Chúa Giê-xu không phải để làm chàng trai trẻ này cảm thấy xấu hổ cũng không phải để dọa nạt, mà là yêu thương anh. Ngài kêu gọi anh từ bỏ của cải mình có là vì lợi ích của bản thân, đó là lý do Ngài nói: “Ngươi sẽ có kho báu ở trên trời; rồi hãy đến theo Ta.” Chính chúng ta sẽ là người bị thiệt thòi khi chúng ta để của cải hay công việc khiến chúng ta xa cách người khác và cắt đứt mối liên hệ với Đức Chúa Trời. Giải pháp ở đây không phải là nỗ lực để trở nên tốt, nhưng là tiếp nhận Chúa; nghĩa là đi theo Đấng Christ. Nếu làm vậy, chúng ta sẽ học biết có thể hoàn toàn phó thác những nhu cầu của cuộc sống cho Đức Chúa Trời, và chúng ta không cần bám víu của cải và địa vị mới có được sự đảm bảo đó.[1]

Địa Vị (Mác 10:13-16, 22)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Khía cạnh đặc trưng của sách Mác trong cách tường thuật là sắp xếp các phân đoạn nói về việc các con trẻ được đem đến với Chúa Giê-xu ngay cạnh lời tuyên bố vương quốc Đức Chúa Trời thuộc về những ai giống như các con trẻ ấy (Mác 10:13-16). Nương dựa vào Chúa, không tìm kiếm sự an ổn hay dựa dẫm vào của cải thường được xem là ý tưởng chung gắn kết các phân đoạn này. Nhưng thật ra, sự liên kết ở đây là vấn đề địa vị. Trong xã hội ở vùng Địa Trung Hải thời xưa, trẻ em hoàn toàn không có địa vị hoặc nếu có thì cũng bị xem là thấp kém.[1] Chúng không đạt đến bất cứ tiêu chuẩn nào mà con người thường dùng để đánh giá. Quan trọng hơn hết, chúng chẳng có tài sản gì. Ngược lại, chàng trai trẻ lại có quá nhiều thứ là biểu tượng cho địa vị (Mác 10:22) và anh ta sở hữu rất nhiều của cải. Trong phần tường thuật Lu-ca 18:18, anh ta được gọi là một vị quan. Nô lệ cho địa vị và của cải có lẽ đã khiến chàng trai trẻ giàu có bỏ lỡ cơ hội được vào vương quốc Đức Chúa Trời.

Trong công sở ngày nay, địa vị và của cải có thể đi đôi với nhau. Với những ai nhờ công việc, có thêm của cải lẫn địa vị, thì đây là một lời cảnh báo kép. Ngay cả khi chúng ta có thể quản lý tốt cách sử dụng của cải, thì việc tránh bị sụp bẫy nô lệ cho địa vị khó hơn nhiều. Gần đây, một nhóm tỉ phú đã nhận được sự quan tâm rất lớn của công chúng khi họ hứa sẽ cho đi ít nhất là phân nửa tài sản của mình.[2] Lòng rộng rãi của họ thật đáng kinh ngạc, và tất nhiên chúng tôi không có ý chỉ trích bất cứ ai trong số đó. Tuy nhiên, chúng tôi tự hỏi, nếu họ đã có thể cho đi số tài sản nhiều đến thế, thì tại sao họ không cho đi nhiều hơn một nửa tài sản của mình? Nửa tỷ Mỹ kim vẫn là quá dư dả để có thể hưởng thụ một đời sống thoải mái. Phải chăng việc muốn giữ lại địa vị là một tỷ phú (hay ít nhất là “nửa” tỷ phú) đã ngăn trở họ cho đi toàn bộ tài sản vì những mục đích mà họ biết rõ là quan trọng? Đối với những người làm công bình thường thì điều này có gì khác không? Phải chăng việc duy trì địa vị đã ngăn cản chúng ta dành nhiều thời gian, tài năng và của cải để đầu tư vào những điều thật sự quan trọng?

Câu hỏi này vẫn đặt ra cho những ai có địa vị nhưng không có của cải. Học giả, chính trị gia, mục sư, nghệ sĩ và rất nhiều người khác có thể có địa vị cao trọng nhờ công việc của mình nhưng không hẳn là họ sẽ kiếm được nhiều tiền, ví dụ: địa vị có thể đến từ việc được làm ở một trường đại học nào đó hay được một nhóm người coi trọng, tán tụng. Liệu địa vị có ngăn trở chúng ta dám trả giá để bảo vệ quan điểm không được số đông ủng hộ hay ra đi để làm một công việc có kết quả hơn?

Chúng ta có chấp nhận để địa vị trong công việc của mình bị ảnh hưởng vì các mục đích như phục vụ người khác, chống lại sự bất công, gìn giữ phẩm chất đạo đức, hay tra xét chính mình theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời? Chúng ta chấp nhận để địa vị của mình bị ảnh hưởng đến mức nào? Chỉ một chút thôi? Chúa Giêxu đã có tất cả những địa vị cao trọng và còn hơn thế nữa. Có lẽ đó là lý do Ngài cầu nguyện mỗi ngày với Đức Chúa Cha, để gạt địa vị sang một bên và thường xuyên tiếp xúc với những người tai tiếng.

Ân Điển Của Đức Chúa Trời (Mác 10:23-31)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Những lời tiếp theo của Chúa Giê-xu (Mác 10:23-25) giải thích chi tiết hơn về tầm quan trọng của cuộc gặp trước đó, khi Chúa Giê-xu nhấn mạnh sự khó khăn mà người giàu phải đối diện khi bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Phản ứng của chàng trai trẻ cho thấy người giàu bị ràng buộc bởi tài sản cũng như địa vị. Một điều quan trọng đó là chính các môn đồ cũng “ngạc nhiên” trước những lời tuyên bố của Chúa Giê-xu về sự giàu có. Có lẽ điều đáng lưu ý ở đây là khi Chúa Giê-xu lặp lại lời Ngài đã phán trong Mác 10:24 gọi các môn đồ là “các con”[1] cho thấy họ không còn ở dưới gánh nặng của địa vị; trước đó khi các môn đồ đi theo Chúa Giê-xu thì họ đã được thoát khỏi ách của sự giàu có.

Tại đây khi Chúa Giê-xu dùng hình ảnh ẩn dụ về con lạc đà và lỗ kim (Mác 10:25) có lẽ Ngài không có ý ám chỉ về cái cửa nhỏ nào đó ở thành Giê-ru-sa-lem (chỉ là truyền thuyết)[2] nhưng có thể là cách chơi chữ giữa hai từ tương tự nhau trong tiếng Hy Lạp: kamelos có nghĩa là lạc đà và kamilos có nghĩa là loại dây thừng lớn, nặng. Việc cố ý dùng hình ảnh vô cùng phi lý chỉ đơn thuần để nhấn mạnh đến tính chất bất khả thi của việc người giàu được cứu mà không cần đến sự giúp đỡ thiên thượng. Điều này cũng được áp dụng cho cả người nghèo, thế thì “ai có thể được cứu?” (Mác 10:26). Lời hứa về sự giúp đỡ thiên thượng được nhắc đến trong Mác 10:27, “loài người không thể làm được việc nầy, nhưng với Đức Chúa Trời thì khác; vì Đức Chúa Trời làm được mọi sự.” Lời khẳng định này giúp những độc giả như chúng ta khỏi bị cuốn theo lối suy nghĩ có ác cảm về người giàu là gian dối và chỉ biết thủ lợi cho chính mình.

Điều này đã dẫn đến việc Phi-e-rơ biện minh cho thái độ của các môn đồ, cũng như việc họ đã bỏ lại tất cả để theo Chúa Giê-xu. Lời đáp của Chúa Giê-xu khẳng định trên thiên đàng đã dành sẵn những phần thưởng cho những ai bằng lòng hy sinh. Một lần nữa, những điều mà họ đã từ bỏ (“nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng”) có thể chỉ về địa vị chứ không chỉ là sự từ bỏ cuộc sống dư dật về vật chất. Cho đến đây, phần ký thuật này có thể phản ánh lòng yêu mến những thứ ở đời hay địa vị mà những thứ đó đem lại. Nhưng Mác 10:31 đã kết lại phần tường thuật với lời nhấn mạnh rất sinh động về địa vị, “có nhiều người đầu sẽ trở nên cuối, và người cuối sẽ trở nên đầu.” Lời kết này rõ ràng nhấn mạnh đây là vấn đề về địa vị. Sau đó Chúa Giê-xu đã công bố điều này cách cụ thể bằng ngôn ngữ trong môi trường công sở: “Ai muốn làm lớn trong các con thì phải làm đầy tớ còn ai muốn đứng đầu trong các con thì phải làm nô lệ cho mọi người” (Mác 10:43-44). Suy cho cùng, nô lệ đơn thuần là người làm việc mà không hề có địa vị, họ thậm chí không có quyền được sở hữu kết quả công việc họ đã làm (những điều này thuộc về người chủ). Địa vị đúng đắn của một người đi theo Chúa Giê-xu là địa vị của con trẻ hoặc nô lệ, chính xác hơn là không có địa vị. Dù chúng ta có nắm giữ những vị trí cao trọng hay có thẩm quyền đi nữa, chúng ta nên xem chủ sở hữu của địa vị và quyền lực đó là Đức Chúa Trời chứ không phải chính mình. Chúng ta chỉ đơn thuần là những nô lệ của Chúa, đại diện cho Ngài nhưng không hề có địa vị vốn chỉ thuộc về Ngài mà thôi.

SỰ KIỆN XẢY RA TẠI ĐỀN THỜ (MÁC 11:15-18)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sự kiện Chúa Giê-xu đuổi những người buôn bán và đổi tiền ra khỏi đền thờ chứa đựng hàm ý về buôn bán, thương mại. Đã có những tranh luận về ý nghĩa thật sự của hành động này, dựa theo sự tường thuật của các sách Tin Lành cũng như từ các nghiên cứu về Chúa Giê-xu dựa trên lịch sử và truyền thống.[1] Thái độ của Chúa Giê-xu dường như là “hung hăng, gây hấn” khi Ngài đuổi tất cả những người tham gia việc mua bán trong sân đền thờ, dù đó là buôn bán những con vật tinh sạch và chim chóc dùng cho việc dâng của lễ hay đổi bạc để dùng dâng hiến cho đền thờ. Có ý kiến cho rằng đây là sự phản đối việc những người buôn bán áp đặt giá bán quá cao, là một hình thức bóc lột người nghèo khi họ đến đền thờ dâng hiến.[2] Có cách giải thích khác thì cho rằng đây là hành động bác bỏ việc đóng thuế đền thờ mỗi năm nửa siếc-lơ.[3] Cũng có cách giải thích khác nữa xem đây là một hành động tiên báo cho điều sắp xảy ra: việc mua bán trong đền thờ sẽ bị chấm dứt như là hình bóng về sự sụp đổ sắp đến của đền thờ.[4]

Với giả định chúng ta đồng nhất đền thờ (trong thời Chúa Giê-xu) với Hội Thánh ngày nay, thì sự kiện này gần như nằm ngoài phạm vi áp dụng của chúng ta, là các công việc trong môi trường không liên hệ với Hội Thánh. Dù vậy, chúng ta vẫn có thể lưu ý một điều đó là sự kiện này soi sáng cho chúng ta đôi chút trong các tình huống về những người muốn lợi dụng Hội Thánh để bảo vệ quyền lợi cá nhân tại nơi làm việc. Việc gia nhập hay lợi dụng Hội Thánh để bảo vệ, duy trì những quyền lợi trong kinh doanh hay ưu thế tại nơi làm việc sẽ gây tổn hại về phương diện kinh tế cho cộng đồng (Hội Thánh) và phá hoại trong phương diện tâm linh của chính cá nhân đó. Ở đây chúng tôi không có ý cho rằng tín hữu và Hội Thánh không nên giúp nhau để làm việc hay hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng nếu Hội Thánh trở thành công cụ kinh doanh, thì đặc tính minh bạch của Hội Thánh sẽ bị hủy hoại và lời chứng của Hội Thánh sẽ bị phai mờ.

ĐÓNG THUẾ VÀ SÊ-SA (MÁC 12:13-17)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Đề tài đóng thuế đã xuất hiện cách gián tiếp trong phần tường thuật về sự kêu gọi Lê-vi (Mác 2:13-17, xem phần trên). Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về phương diện ý nghĩa, nhưng trong phân đoạn này đề tài đóng thuế được đề cập trực tiếp hơn. Điểm cần lưu ý là về bản chất sự kiện được mô tả ở đây là một kế hoạch để gài bẫy Chúa Giê-xu. Nếu Chúa Giê-xu ủng hộ việc đóng thuế cho chính quyền Rô-ma, những người đi theo Ngài sẽ bất mãn. Ngược lại, nếu Chúa Giê-xu phản đối việc đóng thuế, Ngài sẽ bị tố cáo là phản quốc. Vì sự kiện này xoay quanh một bối cảnh cụ thể, nên chúng ta cần cẩn thận trong việc áp dụng phân đoạn này cho những bối cảnh khác.

Câu trả lời của Chúa Giê-xu cho âm mưu gài bẫy Ngài xoay quanh hai khái niệm về biểu tượng và quyền sở hữu. Khi người ta đưa cho Chúa Giê-xu một đồng đơ-ni-ê là tiền lương một ngày, Chúa Giê-xu đã hỏi “hình ảnh” (còn có nghĩa là “biểu tượng”) của ai được in trên đồng tiền. Có thể ẩn ý của câu hỏi này nhắc đến Sáng Thế Ký 1:26-27 cho biết con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời để tạo nên một sự tương phản có chủ ý. Đồng tiền mang hình ảnh của hoàng đế, nhưng con người mang hình ảnh của Đức Chúa Trời. Hãy trả cho hoàng đế những gì của hoàng đế (tiền), nhưng hãy trả cho Đức Chúa Trời những gì của Đức Chúa Trời (đó là đời sống của chúng ta). Con người mang hình ảnh của Đức Chúa Trời là trọng tâm không được nhắc đến, nhưng chắc chắn điều đó ẩn chứa trong cấu trúc lập luận song hành.

Khi sử dụng lập luận này, Chúa Giê-xu đặt vấn đề nộp thuế bên dưới đòi hỏi của Đức Chúa Trời trên đời sống của chúng ta, nhưng không phải vì đó mà Ngài phản đối việc đóng thuế, mặc dù hệ thống thuế của chính quyền Rô-ma có thể đã bị lạm dụng. Nhưng Chúa Giê-xu cũng không hề phủ nhận tiền bạc thuộc về Đức Chúa Trời. Nếu như tiền bạc thuộc về Sê-sa, mà chính Sê-sa ở dưới thẩm quyền của Chúa (Rô 13:1-17; 1 Phi 2:13-14) thì quyền sở hữu của Đức Chúa Trời trên tiền bạc càng lớn hơn nữa. Phân đoạn Kinh Thánh này không phải là lời biện hộ cho quan điểm sai lầm tách biệt giữa kinh doanh thuần túy là lợi nhuận với tôn giáo hoàn toàn là niềm tin. Đức Chúa Trời phủ nhận sự phân rẽ giữa thiêng liêng và thế tục. Chúng ta không thể bày tỏ mình là một người đi theo Đấng Christ nhưng lại hành xử như thể Chúa không quan tâm gì đến việc làm của chúng ta. Trong công việc, Chúa Giê-xu không cho chúng ta quyền để làm bất cứ điều gì chúng ta muốn, nhưng cho chúng ta sự bình an trong những việc mà chúng ta không thể kiểm soát. Chúng ta có thể quyết định làm việc cách trung thực (Mác 10:18), vì vậy đừng lừa gạt, gian dối trong công việc. Ngược lại, chúng ta không có quyền quyết định về việc có đóng thuế hay không (Mác 12:17), vì vậy hãy cứ đóng thuế.[1]

THẬP TỰ GIÁ VÀ SỰ PHỤC SINH (MÁC 14:32-16:8)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Chủ đề địa vị và ân điển lại một lần nữa được nhấn mạnh khi Chúa Giê-xu bị xét xử và đóng đinh trên thập tự giá. “Vì Con Người đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ, và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mác 10:45). Sự phục vụ của Chúa Giê-xu thậm chí đòi hỏi Ngài phải gạt bỏ tất cả mọi địa vị Ngài có:

Con Người sẽ bị nộp cho các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo. Họ sẽ kết án tử hình Người, rồi giao cho dân ngoại; người ta sẽ chế nhạo Người, khạc nhổ trên Người, đánh đòn và giết chết Người; nhưng sau ba ngày, Người sẽ sống lại. (Mác 10:33–34)

Dân chúng đã đúng khi tung tô Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a và là một vị Vua (Mác 11:8-11). Nhưng Ngài đã từ bỏ địa vị đó mà cam chịu những lời vu oan của tòa án người Do Thái (Mác 14:53-65), cuộc xử án vô lý của chính quyền Rô-ma (Mác 15:1-15), và chịu chết dưới tay những người mà Ngài đến để cứu vớt (Mác 15:21-41). Các môn đồ của Chúa Giê-xu thì phản bội (Mác 14:43-49), chối bỏ (Mác 14:66-72), và bỏ mặc Ngài (Mác 14:50-51), trừ ra một số người phụ nữ đã ủng hộ Chúa Giê-xu trong suốt thời gian Ngài thi hành chức vụ trên đất. Chúa Giê-xu đã nhận lấy địa vị thấp hèn nhất, bị Đức Chúa Trời và cả con người ruồng bỏ để đem lại sự sống đời đời cho chúng ta. Kết cuộc đắng cay nhất, Ngài cảm thấy bị chính Đức Chúa Trời bỏ mặc (Mác 15:34). Trong số các sách Tin Lành, chỉ có sách Mác tường thuật lại việc Ngài kêu lên những lời trong Thi Thiên 22:1, “Đức Chúa Trời của Con, Đức Chúa Trời của Con, sao Ngài lìa bỏ Con?” (Mác 15:34).

Công tác cuối cùng của Chúa Giê-xu trên thập tự giá là chịu đựng sự ruồng rẫy của thế gian. Có lẽ bị hiểu lầm, bị miệt thị và bị bỏ rơi đối với Ngài cũng nặng nề chẳng khác gì phải chịu chết. Chúa Giê-xu ý thức rằng chỉ trong một ít ngày nữa Ngài sẽ vượt qua sự chết, thế nhưng việc Chúa Giê-xu bị hiểu lầm, khinh miệt và chối bỏ vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Rất nhiều người ngày nay cảm thấy bị bạn bè, gia đình, xã hội và thậm chí là chính Chúa bỏ rơi. Cảm giác bị bỏ rơi trong công việc thật sự rất kinh khủng.

Chúng ta có thể bị những đồng nghiệp xa lánh, bị vắt kiệt bởi công việc và hiểm nguy, lo lắng về doanh số, hiệu quả của công việc, sợ hãi vì nguy cơ bị mất việc, thiếu thốn với đồng lương và tiền trợ cấp ít ỏi. Những lời của Sharon Atkins, nhân viên lễ tân trong tác phẩm Working của Studs Terkel, có thể là tiếng nói chung của nhiều người ngày nay. “Sáng nào tôi cũng khóc. Tôi chẳng muốn thức dậy nữa. Tôi sợ cả ngày thứ sáu vì bị ám ảnh rồi ngày thứ hai lại đến. Lại thêm năm ngày nữa đang chờ đợi ở phía trước. Dường như vòng luẩn quẩn này chẳng bao giờ có hồi
kết. Tại sao tôi lại làm việc này?”[1]

Nhưng ân điển của Đức Chúa Trời chiến thắng ngay cả những “đòn chí mạng” mà công việc hay cuộc sống đem đến. Ân điển của Đức Chúa Trời chạm đến con người ngay trong giờ khắc Chúa Giê-xu thuận phục, khi viên đội trưởng thừa nhận rằng: “Thật người nầy là Con Đức Chúa Trời!” (Mác 15:39). Ân điển chiến thắng cả sự chết khi Chúa Giê-xu sống lại. Những người phụ nữ được Đức Chúa Trời cho biết “Ngài sống lại rồi” (Mác 16:6). Trong phần trình bày về Mác 1:1-13, chúng ta có nói đến kết thúc đột ngột của sách Mác. Đây không phải là một câu chuyện đẹp dành cho những hoạt cảnh tôn giáo, mà là sự can thiệp quặn thắt tâm can của Đức Chúa Trời vào tận hang cùng ngõ hẻm trong công việc và cuộc sống của chúng ta. Ngôi mộ trống của người tử tù là bằng chứng mạnh mẽ hơn hết của việc “có nhiều người đầu sẽ trở nên cuối, và người cuối sẽ trở nên đầu” (Mác 10:31). Tuy nhiên, ân điển lạ lùng này là cách duy nhất để công việc chúng ta có thể kết quả “gấp trăm lần hơn ngay trong đời này” và đời sống của chúng ta sẽ dẫn đến “sự sống đời đời trong đời sau” (Mác 10:30). Vì vậy, không gì ngạc nhiên khi “các bà đều chạy trốn vì quá kinh ngạc và run sợ. Họ chẳng dám nói gì với ai vì quá khiếp đảm” (Mác 16:8).

KẾT LUẬN: KẾT NỐI NHỮNG SỰ DẠY DỖ TRONG SÁCH MÁC

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sách Tin Lành Mác không được trình bày như một quyển cẩm nang hướng dẫn về công việc của con người, thế nhưng công việc lại luôn hiển hiện trong từng trang sách. Chúng ta đã rút ra những sự dạy dỗ quan trọng qua mạch truyện với những bức tranh về đời sống và công việc, và đem chúng áp dụng cho những vấn đề trong công sở của thế kỷ 21. Trong sách Mác có rất nhiều công việc và bối cảnh làm việc khác nhau nhưng chủ đề xuyên suốt là tất cả chúng ta đều được kêu gọi để thực hiện công tác chăm sóc, phục hồi và quản trị tạo vật của Đức Chúa Trời, ngay cả khi chúng ta chờ đợi ý định của Đức Chúa Trời cho thế giới này được thành tựu cách trọn vẹn khi Đấng Christ trở lại.

Trong bức tranh toàn cảnh này, điều ngạc nhiên đó là rất nhiều phần ký thuật của Mác xoay quanh chủ đề xác định về chính mình: “Tôi là ai?”. Mác cho thấy bước vào vương quốc Đức Chúa Trời đòi hỏi sự biến đổi trong nhận thức về chính mình và trong những mối liên hệ với cộng đồng. Trong thế giới cổ xưa, địa vị và nhân thân gắn kết chặt chẽ với sự giàu có và công việc hơn là trong thế giới hiện đại. Thế nhưng cốt lõi vấn đề thì không hề thay đổi. Địa vị vẫn ảnh hưởng trên những lựa chọn, quyết định và mục tiêu của những người đi làm như chúng ta. Dù ở thời đại nào, vai trò, danh hiệu, tư cách và mối liên hệ vẫn là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta. Chúng ta đều rất dễ bị cám dỗ khẳng định vị trí trong xã hội bằng phương tiện vật chất, của cải hay tầm ảnh hưởng; và ngược lại tất cả những điều này đều tác động chi phối trên các quyết định trong công việc của chúng ta. Tất cả những yếu tố này hợp lại tạo nên nhận thức về nhân thân, mà qua đó chính chúng ta tự trả lời câu hỏi “Tôi là ai?” Do đó lời thách thức sẵn sàng từ bỏ mọi địa vị nơi trần gian của Chúa Giê-xu là vô cùng quan trọng. Rất ít người trong chúng ta được kêu gọi trong cùng cách thức phải rời bỏ hoàn toàn công việc mình đang làm như mười hai môn đồ ngày xưa. Tuy nhiên, thách thức đặt những nhu cầu của vương quốc Đức Chúa Trời ưu tiên hơn, quan trọng hơn địa vị trần gian là dành cho tất cả mọi người. Từ bỏ chính mình là yếu tố cốt lõi trong việc đi theo Chúa Giê-xu. Thái độ đó bao gồm việc từ chối để địa vị của chúng ta trong thế giới sa ngã này xác định “Tôi là ai?”

Từ bỏ chính mình cách triệt để như trên là một việc bất khả thi nếu không có ân điển của Đức Chúa Trời. Ân điển của Chúa là phép lạ biến đổi đời sống và công việc của chúng ta, giúp chúng ta có thể sống và phục vụ vương quốc của Đức Chúa Trời trong khi vẫn sống, làm việc giữa thế giới này. Tuy nhiên ân điển của Đức Chúa Trời không biến đổi chúng ta cách tức thời. Câu chuyện về các môn đồ là câu chuyện của thất bại và được phục hồi, câu chuyện về sự thay đổi từng chút theo thời gian chứ không phải thay đổi ngay lập tức. Cũng như họ, công tác phục vụ của chúng ta trong vương quốc Đức Chúa Trời vẫn bị ảnh hưởng bởi tội lỗi và thất bại. Giống như các môn đồ ngày xưa, chúng ta nhận biết ăn năn là điều cần thiết trong suốt hành trình của mình. Có lẽ chúng ta cũng sẽ giống họ trong việc để lại một di sản đời đời cho thế giới này, đó là việc mở mang bờ cõi của vương quốc Đức Chúa Trời qua công việc của chúng ta. Sự sống của vương quốc đó được thêm phần phong phú khi chúng ta sống với vị thế là công dân trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Dẫu việc từ bỏ những thứ ngăn trở chúng ta đi theo Đấng Christ cách trọn vẹn là điều không hề dễ dàng, nhưng chúng ta sẽ thấy phục vụ Chúa qua công việc còn xứng đáng gấp bội phần (Mác 10:29-32) hơn việc phục vụ bản thân hay theo đuổi những sự dại dột của loài người.

NHỮNG CÂU KINH THÁNH VÀ CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG SÁCH MÁC

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

CÂU

CHỦ ĐỀ

Mác 1:16-20

Những môn đồ đầu tiên được kêu gọi khi họ đang làm việc. Mối liên hệ giữa họ và công việc đã được tái định hướng bởi mối liên hệ mới với Chúa Giê-xu.

Mác 1:35

Chúa Giê-xu định ra những thì giờ ban ngày (giờ làm việc) dành riêng để cầu nguyện và tâm giao với Đức Chúa Cha.

Mác 2:3,5

Một người không có khả năng làm việc đã được đem đến cho Chúa Giê-xu. Câu chuyện này không chỉ nói đến sự chữa lành, nhưng còn nói về đức tin và sự giúp đỡ của tập thể.

Mác 2:14-17

Lê-vi được kêu gọi làm môn đồ; ông đã đáp lại bằng việc sử dụng ngôi nhà và của cải mình có để bày tỏ lòng tôn kính Chúa Giê-xu, và cũng để tạo cơ hội cho người khác được gặp gỡ Ngài.

Mác 3:16-19

Mười hai môn đồ được chọn. Sự hiện diện của những danh hiệu trong danh sách liệt kê các môn đồ cho thấy tầm quan trọng của tính khí trong một nhóm người. Danh hiệu của Giu-đa chính là lời cảnh tỉnh rằng rất nhiều người tuyên bố đi theo Chúa Giê-xu nhưng thực chất lại chẳng sống cho vương quốc của Ngài. Cả hai ý trên đều rất thiết thực khi xem xét những mối liên hệ của chúng ta với các đồng nghiệp là những Cơ Đốc Nhân.

Mác 4:35-41; 6:45-52; 8:13-21

Ba phân đoạn với hình ảnh chiếc tàu nhấn mạnh về sự thiếu hiểu biết của các môn đồ. Đây là một phần trong ý đồ của Mác nhằm cho thấy những con người này đang trong tiến trình trở thành môn đồ, từ thất bại dần trở nên mạnh mẽ.

Mác 10:21-22

Chàng trai trẻ giàu có không thể dứt khoát từ bỏ của cải và địa vị. Địa vị là vấn đề quan trọng không khác gì sự giàu có ở trong câu chuyện này.

Mác 11:15-17

Chúa Giê-xu đã ngăn chặn hoạt động kinh doanh trong đền thờ, có lẽ vì những thói tục mà Ngài cho là bất công và lạm dụng.

Mác 12:15-17

Chúa Giê-xu đã trả lời cho câu hỏi hóc búa về việc nộp thuế bằng cách nhấn mạnh đến thẩm quyền tối thượng của Đức Chúa Trời nhưng vẫn không hề phủ nhận giá trị của việc nộp thuế.