Bootstrap

NƯỚC TRỜI VÀ HUẤN LUYỆN MÔN ĐỆ (MÁC 1-4, 6, 8)

Bible Commentary / Produced by TOW Project and Partners

KHỞI ĐẦU CỦA TIN LÀNH (MÁC 1:1-13)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phần tường thuật về sự rao giảng của Giăng Báp-tít và việc Chúa Giê-xu chịu phép báp-têm rồi bị cám dỗ không có mối liên hệ trực tiếp đến công việc. Tuy nhiên, vì là phần mở đầu sách, phân đoạn này cung cấp cho chúng ta bối cảnh chính của tất cả những việc diễn ra sau đó. Vì vậy chúng ta không thể bỏ qua phần này mà chỉ tập trung vào những phân đoạn áp dụng thực tiễn. Điểm thú vị ở đây là tiêu đề của sách Mác (Mác 1:1) mô tả quyển sách này là “khởi đầu Tin lành của Đức Chúa Giê-xu Christ.” Thu hút sự chú ý của độc giả ngay từ phần mở đầu là điều đặc biệt đối với thể loại văn tường thuật, bởi vì sách Tin Lành này dường như thiếu phần kết. Theo những bản chép tay cổ nhất của sách Mác thì sách Tin Lành này đã kết thúc cách đột ngột ở Mác 16:8, “Vừa ra khỏi mộ, các bà đều chạy trốn vì quá kinh ngạc và run sợ. Họ chẳng dám nói gì với ai vì quá khiếp đảm.” Vì bản văn bị cắt ngang cách đột ngột, nên những người sao chép bản văn đã thêm vào phân đoạn Mác 16:9-20, được tổng hợp từ nhiều phần khác trong Tân Ước tạo nên bản
văn sách Mác như chúng ta có ngày nay. Tuy nhiên, dường như Mác không hề có ý định chấm dứt sách Tin Lành của mình. Sách Mác chỉ đơn thuần là sự “khởi đầu Tin lành của Đức Chúa Giê-xu Christ,” và những ai đọc sách Mác sẽ là người tham dự trong phần tiếp theo của sách Tin Lành này. Nếu đó thực sự là ý định của Mác thì đời sống chúng ta chính là phần tiếp theo của những sự kiện trong sách Mác, và chúng ta có đủ lý do để tin rằng quyển sách này chứa đựng những áp dụng cụ thể cho công việc của mình.[1]

Khi quan sát chi tiết, chúng ta nhận thấy Mác luôn mô tả những người đầu tiên theo Chúa Giê-xu là những người không hoàn hảo, ngay cả mười hai sứ đồ. Sách Mác cung cấp nhiều chi tiết hơn các sách Tin Lành khác trong việc mô tả các sứ đồ là những người thiếu nhận thức, thiếu hiểu biết và thường xuyên thất bại trong việc làm theo lời dạy của Chúa Giê-xu. Với những người dù muốn nhưng cảm thấy không thể áp dụng sự dạy dỗ của Đấng Christ trong công việc của mình thì sách Tin Lành Mác khích lệ hãy mạnh mẽ lên vì các sứ đồ cũng không khác gì chúng ta cả!

Mác 1:2-11 mô tả Giăng Báp-tít như vị sứ giả đã được đề cập trong Ma-la-chi 3:1 và Ê-sai 40:3; ông công bố sứ điệp “Chúa” sắp đến. Cách mô tả về Giăng Báp-tít kết hợp với việc xưng nhận Chúa Giê-xu chính là “Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời” (1:1) đã giới thiệu chủ đề chính của sách Mác là “vương quốc của Đức Chúa Trời,” mặc dù đến Mác 1:15 cụm từ này mới được đề cập và liên kết với “Tin Lành”. Trong sách Mác, “Vương quốc của Đức Chúa Trời” không phải là một khái niệm địa lý. Đó là triều đại của Đức Chúa Trời khi con người ở dưới sự cai trị của Ngài thông qua công tác biến đổi của Đức Thánh Linh. Công tác này được nhấn mạnh qua phần mô tả ngắn gọn Chúa Giê-xu chịu phép Báp-têm và bị cám dỗ (Mác 1:9-13). Chính phần mô tả này đã làm nổi bật hình ảnh Đức Thánh Linh được ban xuống trên Chúa Giê-xu và vai trò của Đức Thánh Linh trong việc đưa Chúa Giêxu vào sự cám dỗ và giúp Ngài đắc thắng.

Phân đoạn này phủ nhận cả hai quan điểm phổ biến nhưng đối lập nhau về vương quốc Đức Chúa Trời. Một quan điểm cho rằng vương quốc Đức Chúa Trời vẫn chưa hiện hữu, và sẽ không hiện hữu cho đến khi Đấng Christ trở lại để cai trị thế giới này. Theo quan điểm này, công sở giống như những lĩnh vực khác thuộc trần gian đều là lãnh địa của kẻ thù. Vì vậy trách nhiệm của người tin Chúa là không để mình bị tiêu diệt và tiếp tục truyền giảng; người tin Chúa làm việc là để đáp ứng những nhu cầu của bản thân và dâng hiến cho Hội Thánh. Quan điểm ngược lại thì cho rằng vương quốc Đức Chúa Trời là một phạm trù tâm linh, không liên quan đến thế giới xung quanh. Theo quan điểm này, ngoại trừ cầu nguyện và những công tác liên quan đến Hội Thánh thì tất cả những việc khác người tin Chúa làm kể cả làm việc ở công sở đều không có liên hệ gì với Chúa.

Trái ngược với hai quan điểm trên, Mác khẳng định Chúa Giê-xu đã đến để bắt đầu vương quốc của Đức Chúa Trời ngay trong hiện tại. Chúa Giê-xu đã phán rõ ràng: “Giờ đã trọn, vương quốc Đức Chúa Trời đã đến gần, các ngươi hãy ăn năn và tin nhận Tin Lành” (Mác 1:15). Tất nhiên, trong hiện tại, vương quốc của Chúa vẫn chưa được trọn vẹn, vẫn chưa cai trị trên cả thế giới cho đến khi Đấng Christ trở lại. Nhưng Nước Trời đã đến và đã hiện diện trong thế giới này. Vì vậy, khi chúng ta quy phục sự cai trị của Đức Chúa Trời và công bố về vương quốc của Ngài sẽ đem lại những kết quả thực tế cho thế giới. Thực hiện việc này có thể khiến chúng ta bị xem thường, dẫn đến xung đột, và đôi lúc có thể phải trả giá. Giống như Ma-thi-ơ 4:12, Mác 1:14 nhấn mạnh đến việc Giăng Báp-tít bị bỏ tù và liên kết điều này với lời công bố của Chúa Giê-xu “vương quốc Đức Chúa Trời đã đến gần” (Mác 1:15). Vương quốc Đức Chúa Trời được đặt đối lập với những thế lực của trần gian này. Sách Mác trình bày cách hùng hồn, không lẩn tránh rằng tôn vinh Đức Chúa Trời và rao truyền Tin Lành không hẳn đem lại thành công cho chúng ta trong đời này. Nhưng bởi năng quyền của Đức Thánh Linh, người tin Chúa được kêu gọi để phục vụ Đức Chúa Trời vì lợi ích của những người xung quanh, cũng giống như việc Chúa Giê-xu thi hành phép lạ đem đến sự chữa lành cho nhiều người (Mác 1:23-34, 40-45).

Tầm quan trọng của việc Đức Thánh Linh đến trong thế giới này sẽ được làm rõ hơn trong phần tranh luận về Bê-ên-xê-bun (Mác 3:20-30). Đây là một phân đoạn khó giải nghĩa nhưng là phần quan trọng của thần học về vương quốc Đức Chúa Trời cũng chính là nền tảng cho thần học công việc. Phân đoạn này dường như có ý khi Chúa Giê-xu đuổi quỷ, Ngài đã giải phóng thế giới khỏi sự cai trị của Sa-tan. Ý tưởng này được mô tả với hình ảnh một người có sức mạnh đã bị trói. Giống như Chúa Giê-xu, người tin Chúa cũng cần nhờ cậy quyền năng của Đức Thánh Linh để biến đổi thế giới này, thay vì xa lánh cuộc đời hay đồng hóa với nó.

SỰ KÊU GỌI CÁC MÔN ĐỒ ĐẦU TIÊN (MÁC 1:16-20)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Phần Kinh Thánh này cần được phân tích cẩn thận vì các môn đồ là khuôn mẫu cho đời sống của người theo Chúa nhưng họ cũng có vị thế đặc biệt trong chương trình cứu rỗi. Các môn đồ được kêu gọi vào một công tác đặc biệt nên việc họ từ bỏ công việc hiện tại của mình không phải là khuôn mẫu chung cho đời sống và công việc của người tin Chúa. Thật ra, phần lớn những người đi theo Chúa Giê-xu không từ bỏ công việc của họ.[1] Tuy nhiên, cách thức vương quốc Đức Chúa Trời đã phá đổ và thay thế những nguyên tắc phổ thông của xã hội là đặc tính áp dụng có tính phổ quát (cho mọi thời đại, mọi hoàn cảnh) và đem đến sự khai phóng cho công việc của chúng ta.

Mệnh đề mở đầu trong Mác 1:16 giới thiệu Chúa Giê-xu là người làm việc lưu động (“khi đi dọc theo bờ biển”), và Ngài đã kêu gọi những người đánh cá cùng đi với Ngài. Thách thức này không chỉ đơn thuần là từ bỏ nguồn thu nhập và sự ổn định hay như cách chúng ta thường nói “ra khỏi chốn bình yên.” Phần tường thuật của Mác về sự kiện này đã ghi lại những chi tiết mà những sách khác không có, đó là việc Gia-cơ và Giăng rời bỏ cha mình là Xê-bê-đê “với mấy người làm thuê” (Mác 1:20). Bản thân họ không phải là người làm thuê nhưng là những người có phần trong việc kinh doanh tương đối thành công của gia đình. Khi phân tích sự đáp ứng của các môn đồ, Suzanne Watts Henderson đã lưu ý điều này: “tất cả những chi tiết kết hợp lại đã tạo nên sức nặng ý nghĩa cho động từ [bỏ]: họ không chỉ bỏ lưới lại đằng sau, nhưng cả người cha, cả con tàu và toàn bộ công việc kinh doanh.”[2] Đối với các môn đồ, khi đi theo Chúa Giê-xu, họ bày tỏ quyết định để mối liên hệ cá nhân với Chúa xác định giá trị và địa vị của bản thân. Đánh cá là nghề quan trọng ở xứ Ga-li-lê, liên hệ chặt chẽ với nghề ướp cá.[3]

Trong giai đoạn này, xứ Ga-li-lê đầy sự bất ổn nhưng nhờ liên kết hỗ trợ nhau nên hai ngành nghề này vẫn ổn định. Việc các môn đồ sẵn sàng từ bỏ sự yên ổn này là một điều phi thường; ổn định kinh tế không còn là mục tiêu chính trong công việc của họ. Tuy nhiên, ở đây chúng ta nên cẩn trọng vì Chúa Giê-xu không hề phủ nhận công việc họ từng làm nhưng chỉ tái định hướng nghề nghiệp của họ. Chúa Giê-xu kêu gọi Si-môn và Anh-rê trở nên “tay đánh lưới người” (Mác 1:17), qua đó Ngài xác nhận công việc trước đây của họ là hình ảnh cho công tác mới mà Chúa Giê-xu kêu gọi họ thực hiện. Mặc dù phần lớn người tin Chúa không được kêu gọi
để bỏ nghề nghiệp của mình và trở thành những người đi đây đó giảng Tin Lành; nhưng chúng ta, là những Cơ Đốc Nhân đều được kêu gọi để xác định chính mình là Cơ Đốc Nhân, thuộc về Đấng Christ. Vì vậy dù có rời bỏ công việc hay không, thì chúng ta, môn đồ của Chúa Giê-xu, không còn là “người đánh cá,” “người thu thuế,” hay là người nào đó được nhận dạng dựa trên nghề nghiệp. Chúng ta là “người đi theo Chúa Giê-xu.” Điều này thách thức chúng ta chống lại xu hướng bị định hình bởi nghề nghiệp của mình.

NGƯỜI BẠI LIỆT (MÁC 2:1-12)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Câu chuyện Chúa Giê-xu chữa lành người bại liệt đặt ra vấn đề thần học đó là công việc có ý nghĩa gì đối với những người không có khả năng lao động. Trước khi được chữa lành, người bại không thể làm việc để nuôi sống bản thân. Vì vậy, anh lệ thuộc vào lòng trắc ẩn, sự thương xót của những người xung quanh để sống qua ngày. Nhưng người bại có những người bạn bày tỏ sự quan tâm, tình thương và tình bạn đối với anh là người không thể làm việc để nuôi sống bản thân cũng như tạo dựng mối liên hệ. Những người bạn của người bại có đức tin chủ động và hoàn toàn không có sự tách biệt giữa phẩm chất và hành vi. Chúa Giê-xu đã “thấy” đức tin của họ.

Chúa Giê-xu nhìn nhận nỗ lực của những người bạn là sự thể hiện cho đức tin của tập thể. “Thấy đức tin của họ, Đức Chúa Jêsus phán với người bại: ‘Hỡi con, tội lỗi con đã được tha’” (Mác 2:5). Điều đáng buồn trong cộng đồng đức tin ở Tây Phương ngày nay là không có ảnh hưởng rõ nét trên công việc của các tín hữu. Thậm chí nếu có nhận được sự giúp đỡ hay khích lệ nào trong nghề nghiệp thì phần lớn đều đến từ sự giúp đỡ và khích lệ cách cá nhân từ các thành viên của Hội Thánh. Trong quá khứ, ở Tây Phương, đa phần người tin Chúa thường làm việc chung với những người trong cùng Hội Thánh, vì thế các Hội Thánh dễ dàng áp dụng Lời Chúa cho những người có chung nghề nghiệp. Các tín hữu ở Tây phương ngày nay hiếm khi làm việc với những người trong cùng Hội Thánh. Tuy nhiên, trong Hội Thánh vẫn có những người có nghề nghiệp giống nhau; do đó họ vẫn có thể chia sẻ với nhau những thách thức cũng như cơ hội trong công việc của mình; nhưng điều này hiếm khi xảy ra. Nếu chúng ta không tìm cách để các tín hữu có chung ngành nghề có thể hỗ trợ nhau, cùng nhau tăng trưởng và phát triển một cộng đồng Cơ Đốc gắn kết với nhau qua công việc, thì chúng ta đã để mất một đặc tính thông công vô cùng quan trọng trong Mác 2:3-12.

Từ câu chuyện ngắn ngủi này, chúng ta có thể nhận thấy ba điều: (1) công việc là để giúp ích cho những người có thể làm việc nuôi sống bản thân cũng như những người không thể làm việc; (2) giống như phẩm chất và hành vi, đức tin và việc làm không hề có sự phân rẽ, nhưng được kết hợp thành hành động bởi sự thêm sức của Chúa; và 3) việc làm được thực hiện bởi đức tin cần có sự hỗ trợ của cộng đồng đức tin.

KÊU GỌI LÊ-VI (MÁC 2:13-17)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Kêu gọi Lê-vi là sự kiện xảy ra khi Chúa Giê-xu đi đây đó (Mác 2:13-14). Phân đoạn này nhấn mạnh đến tính chất công khai của lời kêu gọi. Trong lúc đang dạy dỗ đám đông, Chúa Giê-xu kêu gọi Lê-vi (Mác 2:14) khi đó ông “đang ngồi tại phòng thuế.” Công việc của Lê-vi khiến ông bị dân chúng Ga-li-lê khinh miệt. Đã có nhiều tranh luận về mức thuế mà người dân Ga-li-lê phải nộp cho chính quyền Rô-ma và đảng Hê-rốt, và đa số đều tin rằng người dân phải đóng thuế nặng nề.

Việc thu thuế được giao khoán cho một nhóm thu thuế tư nhân. Người thu thuế phải nộp trước toàn bộ tiền thuế trong khu vực của họ, sau đó truy thu lại từ dân chúng. Thông thường người thu thuế bắt người dân đóng thuế cao hơn mức quy định và hưởng lợi từ số tiền chênh lệch. Nhà cầm quyền Rô-ma đã giao khoán công việc thu thuế đầy “nhạy cảm” này cho những người địa phương, khiến cho mức thuế bị đẩy lên cao và mở đường cho vô số những sai phạm.[1] Có thể đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người Ga-li-lê bị mất đất ruộng; người chủ đất phải vay tiền để nộp thuế và nếu họ bị mất mùa, thì sẽ bị tịch thu tài sản để trả nợ. Mô tả Lê-vi đang ngồi tại phòng thuế đồng nghĩa ông là một biểu tượng sống cho sự đô hộ của người Rô-ma cũng như là bằng chứng cho thái độ sẵn lòng hợp tác với chính quyền Rô-ma của nhiều người Do Thái. Mác 2:16 liên kết giữa những người thu thuế và “những kẻ có tội” càng làm nổi bật thêm mối liên hệ không mấy tốt đẹp này.[2] Trong khi Lu-ca nhấn mạnh đến việc Lê-vi từ bỏ mọi thứ để đáp ứng lời kêu gọi của Chúa Giê-xu (Lu 5:28), Mác chỉ đơn thuần kể lại Lê-vi đứng dậy đi theo Ngài. Sau đó, ông đã tổ chức một buổi tiệc tại nhà mình mời Chúa Giê-xu, các môn đồ và một nhóm những người thu thuế và “những kẻ có tội.” Nếu chỉ lướt qua thì dường như tại đây mô tả một người đang tìm cách chia sẻ Tin Lành với những đồng nghiệp của mình, nhưng trong thực tế có lẽ còn ẩn chứa nhiều điều khác. “Nhóm người” của Lê-vi bao gồm những đồng nghiệp và những người được kể là “kẻ có tội”. Giữa các thành viên trong nhóm có mối liên hệ gần gũi, nhưng mối liên hệ của nhóm với cộng đồng bên ngoài thì lại không mấy tốt đẹp. Công việc của nhóm người này đã khiến họ bị giới lãnh đạo cộng đồng xa lánh, bị tách biệt với xã hội. Trong nhiều công việc ngày nay cũng có hiện tượng tương tự: đồng nghiệp thường cởi mở với chúng ta hơn là hàng xóm. Do đó, nếp sống người làm việc tạo cho chúng ta cơ hội trình bày sứ điệp Tin Lành cho đồng nghiệp. Điều thú vị là những bữa ăn thân mật cũng là một phần quan trọng trong chức vụ của Chúa Giê-xu. Chi tiết này gợi ý cho chúng ta một phương cách cụ thể tạo cơ hội trình bày niềm tin: hẹn ăn trưa, hẹn tập thể dục, chạy bộ hay tập thể hình có thể giúp tạo những mối liên hệ thân mật, gần gũi với các đồng nghiệp. Những tình thân này thường là mối liên hệ chặt chẽ và qua đó Thánh Linh có thể mở ra những cơ hội để chúng ta làm chứng về Chúa.

Điều này đặt ra một vấn đề. Nếu người tin Chúa ngày nay tổ chức một bữa ăn với đồng nghiệp, với bạn bè hàng xóm, và những người bạn trong nhà thờ, thì họ nên trò chuyện về đề tài gì? Niềm tin của người Cơ Đốc có rất nhiều điều có thể chia sẻ với người khác, như cách trở thành một nhân viên hay một người hàng xóm tốt. Nhưng liệu những người tin Chúa có biết cách chia sẻ mà đồng nghiệp và hàng xóm của họ có thể hiểu không? Nếu cuộc trò chuyện chuyển sang các chủ đề về công sở như tìm kiếm việc làm, dịch vụ khách hàng hay các đề tài xã hội như thuế đất hay quy hoạch đô thị, liệu chúng ta có thể trình bày súc tích, rõ ràng cách áp dụng những nguyên tắc Cơ Đốc Giáo trong những vấn đề này hay không? Hội Thánh có trang bị giúp tín hữu sẵn sàng đối thoại hay chưa? Tại đây, rõ ràng Lêvi đã có thể chia sẻ cách áp dụng thích hợp sứ điệp của Chúa Giê-xu cho những người đang họp lại. Đề tài nộp thuế sẽ được nhắc đến trong phần sau của sách Tin Lành này; lúc đó chúng ta sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến quan điểm của Chúa Giê-xu về việc đóng thuế.

MƯỜI HAI SỨ ĐỒ (MÁC 3:13-19)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Bên cạnh những phần ký thuật về sự kêu gọi cá nhân, chúng ta cũng có phần ghi chép về việc Chúa Giê-xu chọn mười hai sứ đồ. Điểm cần lưu ý trong Mác 3:13-14 là mười hai sứ đồ là một nhóm riêng biệt trong số các môn đồ của Chúa Giê-xu. Sứ đồ là chức vụ đặc biệt, thực hiện một công tác quan trọng mà phần lớn chúng ta không trải nghiệm. Nếu chúng ta muốn học hỏi từ kinh nghiệm của họ, thì chúng ta phải xem xét từ góc nhìn về hành động và niềm tin của các sứ đồ liên hệ với vương quốc Đức Chúa Trời như thế nào, chứ không chỉ đơn thuần là họ đã từ bỏ công việc để theo Chúa Giê-xu.

Các phẩm chất của Si-môn, Gia-cơ, Giăng và Giu-đa được liệt kê trong Mác 3:16-19 là những điểm chúng ta cần quan tâm. Si-môn đã được Chúa Giê-xu đặt tên mới là “Phi-e-rơ,” gần giống với chữ petros tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hòn đá”. Chi tiết này khiến chúng ta thắc mắc liệu tên này có vừa mang tính châm biếm nhưng cũng là một lời hứa hay không. Phần sau của sách cho biết Si-môn là một người không kiên định nhưng rồi ông đã sống đúng với tên gọi của mình, Hòn Đá. Giống như Phi-e-rơ, công tác phục vụ Chúa của chúng ta trong mọi lĩnh vực, kể cả nơi công sở, sẽ không bao giờ đạt đến sự hoàn hảo tức thì, nhưng là tiến trình trưởng thành qua những thất bại. Nhận thức này sẽ giúp ích cho chúng ta những lúc cảm thấy mình thất bại và tạo ảnh hưởng không tốt cho vương quốc Đức Chúa Trời.

Giống như Si-môn, hai con trai của Xê-bê-đê cũng được đặt tên mới là “Con Trai Của Sấm Sét” (Mác 3:17). Đây là một tên gọi khá kỳ lạ và có vẻ khôi hài, nhưng lại rất phù hợp với tính khí của họ.[1] Tại đây có điểm phải lưu ý là dường như tính khí của những con người này không hề phai mờ khi họ gia nhập vương quốc Đức Chúa Trời. Điều này có hai ý nghĩa. Một mặt, tính khí vẫn là một phần của chúng ta trong vương quốc Đức Chúa Trời. Việc chúng ta bày tỏ Nước Trời tại nơi làm việc vẫn được chuyển tải thông qua tính khí của mỗi người. Điều này thách thức chúng ta cần nhận dạng tính khí riêng của mình, không thể rập khuôn chỉ có một loại tính khí “Cơ Đốc” như nhau. Nhưng đồng thời, trong tính khí của mỗi người cũng có những yếu tố cần được thay đổi bởi Tin Lành. Câu trả lời cho chúng ta ẩn chứa trong tên gọi Chúa đặt cho các con trai của Xê-bê-đê. Tên gọi này cho thấy tính khí nóng nảy và dễ xung đột. Dù tên gọi này được Chúa Giê-xu đặt cách trìu mến, nhưng đây không phải là cái tên khiến họ tự hào.

Hiểu tính khí con người góp phần quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ cách áp dụng niềm tin Cơ Đốc trong công việc. Đa số chúng ta đều thừa nhận những trải nghiệm trong công việc, cả tốt lẫn xấu, phụ thuộc rất nhiều nơi tính khí của những đồng nghiệp. Những phẩm chất tạo nên một đồng nghiệp tràn đầy năng lượng luôn truyền cảm hứng làm việc cho người khác thường khiến cho người đó khó tính. Một người tích cực và xông xáo thường dễ bị xao lãng bởi những ý tưởng, dự án mới, lại hay có định kiến và vội vàng bày tỏ quan điểm. Tính khí của chúng ta giữ vai trò quan trọng. Việc chúng ta cảm thấy dễ dàng hay khó khăn khi làm việc với một ai đó phụ thuộc vào tính khí của chúng ta và của người cùng làm việc. Tuy nhiên, tính khí không chỉ ảnh hưởng đến công việc. Tính khí đặc trưng của chúng ta sẽ định hình cách chúng ta đóng góp cho một tổ chức và qua đó cách chúng ta phục vụ, cống hiến cho vương quốc Đức Chúa Trời. Tính khí định hình những ưu điểm và nhược điểm của chúng ta. Ở một góc độ nào đó, tin theo Đấng Christ đồng nghĩa với việc để Ngài kiểm soát tính khí của bạn, như Chúa đã quở trách các “Con Trai Của Sấm Sét” về tham vọng muốn được ngồi bên phải và bên trái của Ngài (Mác 10:35-45). Nhưng đồng thời, Cơ Đốc Nhân cũng sai lầm khi áp đặt những đặc điểm tính khí cụ thể như một hình mẫu chung cho mọi người. Trong một số cộng đồng Cơ Đốc, những đặc tính như hướng ngoại, ôn hòa, dè dặt trong việc sử dụng quyền lực được “tôn thánh”, còn những đặc tính khác như: chi phối, điều khiển, ít khoan dung và cả tin thường bị “định tội”. Một số Cơ Đốc Nhân nhận thấy những đặc tính là ưu điểm của họ trong công việc như quyết đoán, không vội tin việc chưa kiểm chứng (tin kiểu giáo điều) và có tham vọng lại thường khiến họ có mặc cảm tội lỗi và bị xa lánh trong Hội Thánh. Khi người tin Chúa cố gắng để trở thành người khác, hay cố gắng rập khuôn theo một hình mẫu Cơ Đốc Nhân “chuẩn” trong môi trường công sở, họ có thể khiến người khác cảm thấy thiếu chân thật. Chúng ta được kêu gọi noi gương Đấng Christ (Phil 2:5) và bắt chước những lãnh đạo của mình (Hê 13:7), nghĩa là bắt chước những đức tính tốt, chứ không phải rập khuôn tính khí. Chúa Giê-xu thường chọn những người với nhiều tính khí khác nhau làm bạn và cùng làm việc với Ngài. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ các cá nhân và tổ chức sử dụng những người với tính khí khác nhau cách hiệu quả trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn nghề nghiệp, nâng cao năng lực làm việc, điều hành, lãnh đạo, giải quyết xung đột và xây dựng mối liên hệ trong công việc.

Điều này cần phải được xem xét từ hai phương diện: trong tương tác với thần học về của cải và trong liên hệ với điểm chung giữa thần học về Hội Thánh và thần học về công việc. Việc duy trì mối liên hệ giữa các Cơ Đốc Nhân trong môi trường làm việc để hỗ trợ lẫn nhau nghe dường như là điều hấp dẫn và ít thực tế, nhưng thực ra là một nhiệm vụ phải thực hiện. Dù đây là mục tiêu đáng ca ngợi, nhưng chúng ta cần thừa nhận có một số người tin Chúa đặt sai thứ tự ưu tiên và khiến quan điểm của họ bị ảnh hưởng. Những lúc như vậy, trong vai trò là người tin Chúa, trách nhiệm của chúng ta là luôn sẵn sàng để gây dựng nhau trong tình thương, nhắc nhở nhau để hành động của chúng ta thật sự dựa trên những tiêu chuẩn của vương quốc Đức Chúa Trời.

MƯỜI HAI SỨ ĐỒ (MÁC 3:13-19)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Bên cạnh những phần ký thuật về sự kêu gọi cá nhân, chúng ta cũng có phần ghi chép về việc Chúa Giê-xu chọn mười hai sứ đồ. Điểm cần lưu ý trong Mác 3:13-14 là mười hai sứ đồ là một nhóm riêng biệt trong số các môn đồ của Chúa Giê-xu. Sứ đồ là chức vụ đặc biệt, thực hiện một công tác quan trọng mà phần lớn chúng ta không trải nghiệm. Nếu chúng ta muốn học hỏi từ kinh nghiệm của họ, thì chúng ta phải xem xét từ góc nhìn về hành động và niềm tin của các sứ đồ liên hệ với vương quốc Đức Chúa Trời như thế nào, chứ không chỉ đơn thuần là họ đã từ bỏ công việc để theo Chúa Giê-xu.

Các phẩm chất của Si-môn, Gia-cơ, Giăng và Giu-đa được liệt kê trong Mác 3:16-19 là những điểm chúng ta cần quan tâm. Si-môn đã được Chúa Giê-xu đặt tên mới là “Phi-e-rơ,” gần giống với chữ petros tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hòn đá”. Chi tiết này khiến chúng ta thắc mắc liệu tên này có vừa mang tính châm biếm nhưng cũng là một lời hứa hay không. Phần sau của sách cho biết Si-môn là một người không kiên định nhưng rồi ông đã sống đúng với tên gọi của mình, Hòn Đá. Giống như Phi-e-rơ, công tác phục vụ Chúa của chúng ta trong mọi lĩnh vực, kể cả nơi công sở, sẽ không bao giờ đạt đến sự hoàn hảo tức thì, nhưng là tiến trình trưởng thành qua những thất bại. Nhận thức này sẽ giúp ích cho chúng ta những lúc cảm thấy mình thất bại và tạo ảnh hưởng không tốt cho vương quốc Đức Chúa Trời.

Giống như Si-môn, hai con trai của Xê-bê-đê cũng được đặt tên mới là “Con Trai Của Sấm Sét” (Mác 3:17). Đây là một tên gọi khá kỳ lạ và có vẻ khôi hài, nhưng lại rất phù hợp với tính khí của họ.[1] Tại đây có điểm phải lưu ý là dường như tính khí của những con người này không hề phai mờ khi họ gia nhập vương quốc Đức Chúa Trời. Điều này có hai ý nghĩa. Một mặt, tính khí vẫn là một phần của chúng ta trong vương quốc Đức Chúa Trời. Việc chúng ta bày tỏ Nước Trời tại nơi làm việc vẫn được chuyển tải thông qua tính khí của mỗi người. Điều này thách thức chúng ta cần nhận dạng tính khí riêng của mình, không thể rập khuôn chỉ có một loại tính khí “Cơ Đốc” như nhau. Nhưng đồng thời, trong tính khí của mỗi người cũng có những yếu tố cần được thay đổi bởi Tin Lành. Câu trả lời cho chúng ta ẩn chứa trong tên gọi Chúa đặt cho các con trai của Xê-bê-đê. Tên gọi này cho thấy tính khí nóng nảy và dễ xung đột. Dù tên gọi này được Chúa Giê-xu đặt cách trìu mến, nhưng đây không phải là cái tên khiến họ tự hào.

Hiểu tính khí con người góp phần quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ cách áp dụng niềm tin Cơ Đốc trong công việc. Đa số chúng ta đều thừa nhận những trải nghiệm trong công việc, cả tốt lẫn xấu, phụ thuộc rất nhiều nơi tính khí của những đồng nghiệp. Những phẩm chất tạo nên một đồng nghiệp tràn đầy năng lượng luôn truyền cảm hứng làm việc cho người khác thường khiến cho người đó khó tính. Một người tích cực và xông xáo thường dễ bị xao lãng bởi những ý tưởng, dự án mới, lại hay có định kiến và vội vàng bày tỏ quan điểm. Tính khí của chúng ta giữ vai trò quan trọng. Việc chúng ta cảm thấy dễ dàng hay khó khăn khi làm việc với một ai đó phụ thuộc vào tính khí của chúng ta và của người cùng làm việc.

Tuy nhiên, tính khí không chỉ ảnh hưởng đến công việc. Tính khí đặc trưng của chúng ta sẽ định hình cách chúng ta đóng góp cho một tổ chức và qua đó cách chúng ta phục vụ, cống hiến cho vương quốc Đức Chúa Trời. Tính khí định hình những ưu điểm và nhược điểm của chúng ta. Ở một góc độ nào đó, tin theo Đấng Christ đồng nghĩa với việc để Ngài kiểm soát tính khí của bạn, như Chúa đã quở trách các “Con Trai Của Sấm Sét” về tham vọng muốn được ngồi bên phải và bên trái của Ngài (Mác 10:35-45). Nhưng đồng thời, Cơ Đốc Nhân cũng sai lầm khi áp đặt những đặc điểm tính khí cụ thể như một hình mẫu chung cho mọi người. Trong một số cộng đồng Cơ Đốc, những đặc tính như hướng ngoại, ôn hòa, dè dặt trong việc sử dụng quyền lực được “tôn thánh”, còn những đặc tính khác như: chi phối, điều khiển, ít khoan dung và cả tin thường bị “định tội”. Một số Cơ Đốc Nhân nhận thấy những đặc tính là ưu điểm của họ trong công việc như quyết đoán, không vội tin việc chưa kiểm chứng (tin kiểu giáo điều) và có tham vọng lại thường khiến họ có mặc cảm tội lỗi và bị xa lánh trong Hội Thánh. Khi người tin Chúa cố gắng để trở thành người khác, hay cố gắng rập khuôn theo một hình mẫu Cơ Đốc Nhân “chuẩn” trong môi trường công sở, họ có thể khiến người khác cảm thấy thiếu chân thật. Chúng ta được kêu gọi noi gương Đấng Christ (Phil 2:5) và bắt chước những lãnh đạo của mình (Hê 13:7), nghĩa là bắt chước những đức tính tốt, chứ không phải rập khuôn tính khí. Chúa Giê-xu thường chọn những người với nhiều tính khí khác nhau làm bạn và cùng làm việc với Ngài. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ các cá nhân và tổ chức sử dụng những người với tính khí khác nhau cách hiệu quả trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn nghề nghiệp, nâng cao năng lực làm việc, điều hành, lãnh đạo, giải quyết xung đột và xây dựng mối liên hệ trong công việc.

Điều này cần phải được xem xét từ hai phương diện: trong tương tác với thần học về của cải và trong liên hệ với điểm chung giữa thần học về Hội Thánh và thần học về công việc. Việc duy trì mối liên hệ giữa các Cơ Đốc Nhân trong môi trường làm việc để hỗ trợ lẫn nhau nghe dường như là điều hấp dẫn và ít thực tế, nhưng thực ra là một nhiệm vụ phải thực hiện. Dù đây là mục tiêu đáng ca ngợi, nhưng chúng ta cần thừa nhận có một số người tin Chúa đặt sai thứ tự ưu tiên và khiến quan điểm của họ bị ảnh hưởng. Những lúc như vậy, trong vai trò là người tin Chúa, trách nhiệm của chúng ta là luôn sẵn sàng để gây dựng nhau trong tình thương, nhắc nhở nhau để hành động của chúng ta thật sự dựa trên những tiêu chuẩn của vương quốc Đức Chúa Trời.

TIẾN TRÌNH MÔN ĐỆ HÓA (MÁC 4:35-41; 6:45-52; 8:14-21)

Back to Table of Contents Back to Table of Contents

Sách Mác trình bày nhiều mặt tốt của các môn đồ như việc họ đáp ứng lời mời gọi của Chúa Giê-xu (Mác 1:16-20) và thực hiện công tác Ngài giao phó (Mác 6:7-13)[1], nhưng sách Mác cũng nhắc đến sự thiếu hiểu biết, yếu đuối và ích kỷ của họ nhiều hơn các sách Tin Lành khác. Góc nhìn về các môn đồ được định hình với những đặc điểm của thể loại văn tường thuật và việc mô tả các sự kiện. Thứ nhất là việc lặp lại những câu chuyện có cùng bối cảnh chiếc tàu, cơn bão, và các lần trò chuyện khi đi ngang hồ Ga-li-lê (Mác 4:35-41; 6:45-52; 8:14-21). Tất cả đều nhấn mạnh chi tiết các môn đồ không thể hiểu thẩm quyền của Chúa Giê-xu. Sau những câu chuyện có bối cảnh chiếc tàu, bờ biển là câu chuyện về sự chữa lành người mù cách lạ thường, với hai giai
đoạn (Mác 8:22-26). Có thể câu chuyện này giữ chức năng như một phép ẩn dụ nói về sự mù lòa của các môn đồ trong hiểu biết khiếm khuyết của họ về Chúa Giêxu.[2] Tiếp đến, chúng ta có lời xưng nhận Đấng Christ của Phi-e-rơ (Mác 8:27-33).

Thế nhưng ngay sau khoảnh khắc ông bày tỏ sự hiểu biết của mình về Chúa đầy kịch tính thì ngay lập tức Phi-e-rơ lại bị Sa-tan làm cho mù lòa. Sự hiểu biết của các môn đồ về Chúa Giê-xu bị giới hạn nên sự hiểu biết của họ về thông điệp của Ngài cũng bị giới hạn. Các môn đồ cứ tiếp tục tìm kiếm quyền lực và địa vị (Mác 9:33-37; 10:13-16; và 10:35-45). Chúa Giê-xu đã nhiều lần thách thức các môn đồ những khi họ thất bại trong việc nhìn nhận đi theo Chúa đòi hỏi tinh thần hy sinh
quên mình. Bằng chứng nổi bật hơn hết là khi các môn đồ bỏ trốn lúc Chúa Giêxu bị bắt và xét xử (Mác 14:50-51). Sách Mác tường thuật sự chết của Chúa Giê-xu ngay sau sự kiện Phi-e-rơ ba lần chối Chúa (Mác 14:66-72) càng làm nổi bật sự hèn nhát của Phi-e-rơ và lòng can đảm, vâng phục của Chúa Giê-xu.

Thế nhưng Phi-e-rơ cũng như các môn đồ khác vẫn có thể lãnh đạo Hội Thánh hiệu quả. Mác 16:6-7 cho biết sau khi Chúa Giê-xu phục sinh, thiên sứ đã nói với những người phụ nữ đi báo tin cho các môn đồ rằng họ sẽ được gặp Ngài (chỉ có Phi-e-rơ được nhắc tên cụ thể). Mặc dù không được đề cập trong sách Mác, nhưng từ sách Công vụ, chúng ta được biết các môn đồ đã thay đổi rất nhiều sau khi được gặp Chúa Giê-xu. Sự kiện Chúa phục sinh đã đem đến sự thay đổi lớn.
Điều này có liên hệ gì đến việc làm của chúng ta? Trong việc làm của mỗi người, rõ ràng chúng ta là những môn đồ của Chúa Giê-xu nhưng chúng ta vẫn chưa hoàn hảo và còn phải được hoàn thiện. Sẽ có nhiều điều chúng ta cần ăn năn, cũng như những thái độ sai trật mà chúng ta cần được sửa đổi. Chúng ta cần phải nhìn nhận có thể chính mình không đúng trong cách suy nghĩ, trong những điều chúng ta tin, thậm chí là những vấn đề liên quan đến Tin Lành, giống như các
môn đồ ngày xưa. Vì vậy mỗi ngày chúng ta cần cẩn trọng suy ngẫm cách chúng ta bày tỏ quyền tể trị của Đức Chúa Trời và luôn sẵn sàng ăn năn về những sự kém thiếu của bản thân. Trong công việc, chúng ta có thể bị cám dỗ để chứng tỏ sự chính trực, khôn ngoan và tài năng của chính mình thay vì là chứng nhân cho sự công chính, khôn ngoan và trọn vẹn của Chúa Giê-xu. Thay vì chứng tỏ chính mình là tốt lành cách giả tạo, việc bày tỏ con người thật của chúng ta sẽ là một lời chứng mạnh mẽ về lòng thương xót của Chúa đối với những người vẫn còn phạm sai lầm, có bản ngã tự tôn, chú tâm về chính mình nhưng họ cũng là những công trình đang được Chúa hoàn thiện. Khi đó, thay vì kêu gọi đồng nghiệp bắt chước chúng ta, lời chứng của chúng ta là lời mời gọi họ cũng để cho Chúa Giê-xu thay đổi, hoàn thiện như cách Chúa đang làm cho chúng ta. Tất nhiên, chúng ta vẫn cần tích cực rèn tập để lớn lên trong Đấng Christ. Lòng thương xót của Chúa không phải là cớ để chúng ta cứ ở trong tội lỗi.