Bootstrap

KÊU GỌI LÊ-VI (MÁC 2:13-17)

Bible Commentary / Produced by TOW Project and Partners

Kêu gọi Lê-vi là sự kiện xảy ra khi Chúa Giê-xu đi đây đó (Mác 2:13-14). Phân đoạn này nhấn mạnh đến tính chất công khai của lời kêu gọi. Trong lúc đang dạy dỗ đám đông, Chúa Giê-xu kêu gọi Lê-vi (Mác 2:14) khi đó ông “đang ngồi tại phòng thuế.” Công việc của Lê-vi khiến ông bị dân chúng Ga-li-lê khinh miệt. Đã có nhiều tranh luận về mức thuế mà người dân Ga-li-lê phải nộp cho chính quyền Rô-ma và đảng Hê-rốt, và đa số đều tin rằng người dân phải đóng thuế nặng nề.

Việc thu thuế được giao khoán cho một nhóm thu thuế tư nhân. Người thu thuế phải nộp trước toàn bộ tiền thuế trong khu vực của họ, sau đó truy thu lại từ dân chúng. Thông thường người thu thuế bắt người dân đóng thuế cao hơn mức quy định và hưởng lợi từ số tiền chênh lệch. Nhà cầm quyền Rô-ma đã giao khoán công việc thu thuế đầy “nhạy cảm” này cho những người địa phương, khiến cho mức thuế bị đẩy lên cao và mở đường cho vô số những sai phạm.[1] Có thể đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người Ga-li-lê bị mất đất ruộng; người chủ đất phải vay tiền để nộp thuế và nếu họ bị mất mùa, thì sẽ bị tịch thu tài sản để trả nợ. Mô tả Lê-vi đang ngồi tại phòng thuế đồng nghĩa ông là một biểu tượng sống cho sự đô hộ của người Rô-ma cũng như là bằng chứng cho thái độ sẵn lòng hợp tác với chính quyền Rô-ma của nhiều người Do Thái. Mác 2:16 liên kết giữa những người thu thuế và “những kẻ có tội” càng làm nổi bật thêm mối liên hệ không mấy tốt đẹp này.[2] Trong khi Lu-ca nhấn mạnh đến việc Lê-vi từ bỏ mọi thứ để đáp ứng lời kêu gọi của Chúa Giê-xu (Lu 5:28), Mác chỉ đơn thuần kể lại Lê-vi đứng dậy đi theo Ngài. Sau đó, ông đã tổ chức một buổi tiệc tại nhà mình mời Chúa Giê-xu, các môn đồ và một nhóm những người thu thuế và “những kẻ có tội.” Nếu chỉ lướt qua thì dường như tại đây mô tả một người đang tìm cách chia sẻ Tin Lành với những đồng nghiệp của mình, nhưng trong thực tế có lẽ còn ẩn chứa nhiều điều khác. “Nhóm người” của Lê-vi bao gồm những đồng nghiệp và những người được kể là “kẻ có tội”. Giữa các thành viên trong nhóm có mối liên hệ gần gũi, nhưng mối liên hệ của nhóm với cộng đồng bên ngoài thì lại không mấy tốt đẹp. Công việc của nhóm người này đã khiến họ bị giới lãnh đạo cộng đồng xa lánh, bị tách biệt với xã hội. Trong nhiều công việc ngày nay cũng có hiện tượng tương tự: đồng nghiệp thường cởi mở với chúng ta hơn là hàng xóm. Do đó, nếp sống người làm việc tạo cho chúng ta cơ hội trình bày sứ điệp Tin Lành cho đồng nghiệp. Điều thú vị là những bữa ăn thân mật cũng là một phần quan trọng trong chức vụ của Chúa Giê-xu. Chi tiết này gợi ý cho chúng ta một phương cách cụ thể tạo cơ hội trình bày niềm tin: hẹn ăn trưa, hẹn tập thể dục, chạy bộ hay tập thể hình có thể giúp tạo những mối liên hệ thân mật, gần gũi với các đồng nghiệp. Những tình thân này thường là mối liên hệ chặt chẽ và qua đó Thánh Linh có thể mở ra những cơ hội để chúng ta làm chứng về Chúa.

Điều này đặt ra một vấn đề. Nếu người tin Chúa ngày nay tổ chức một bữa ăn với đồng nghiệp, với bạn bè hàng xóm, và những người bạn trong nhà thờ, thì họ nên trò chuyện về đề tài gì? Niềm tin của người Cơ Đốc có rất nhiều điều có thể chia sẻ với người khác, như cách trở thành một nhân viên hay một người hàng xóm tốt. Nhưng liệu những người tin Chúa có biết cách chia sẻ mà đồng nghiệp và hàng xóm của họ có thể hiểu không? Nếu cuộc trò chuyện chuyển sang các chủ đề về công sở như tìm kiếm việc làm, dịch vụ khách hàng hay các đề tài xã hội như thuế đất hay quy hoạch đô thị, liệu chúng ta có thể trình bày súc tích, rõ ràng cách áp dụng những nguyên tắc Cơ Đốc Giáo trong những vấn đề này hay không? Hội Thánh có trang bị giúp tín hữu sẵn sàng đối thoại hay chưa? Tại đây, rõ ràng Lêvi đã có thể chia sẻ cách áp dụng thích hợp sứ điệp của Chúa Giê-xu cho những người đang họp lại. Đề tài nộp thuế sẽ được nhắc đến trong phần sau của sách Tin Lành này; lúc đó chúng ta sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến quan điểm của Chúa Giê-xu về việc đóng thuế.