SỰ KHỔ HÌNH (LU 22:47-24:53)
Đỉnh điểm trong công tác của Chúa Giê-xu là việc Ngài sẵn sàng chịu chết trên thập tự giá. Chúa Giê-xu trút hơi thở cuối cùng trong sự tin cậy Đức Chúa Trời: “Lạy Cha, Con xin giao linh hồn lại trong tay Cha!” (Lu 23:46). Bởi sự hy sinh chịu chết trên thập tự giá và sự sống lại kỳ diệu nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời mà Chúa Giê-xu được ban cho địa vị là vị vua đời đời, đúng như lời thiên sứ đã báo cho Ma-ri: “Chúa là Đức Chúa Trời sẽ ban cho Ngài ngôi Đa-vít, tổ phụ Ngài. Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp; vương quốc Ngài mãi mãi trường tồn” (Lu 1:32-33).
Ngài thật sự là Con yêu dấu của Đức Chúa Trời, vâng phục trọn vẹn cho đến chết. Ngài đã chết cho những ai ở dưới ảnh hưởng của tội lỗi, những người kiệt quệ, khốn khổ, rồi cũng sẽ phải chết. Ngài đã chết vì mọi người đều cần được cứu chuộc nhưng không thể tự giải cứu mình. Theo sự bày tỏ này, chúng ta nhận thấy sự quan tâm của Chúa Giê-xu cho người nghèo và cô thế vừa là mục tiêu vừa là dấu hiệu bày tỏ tình yêu thương của Chúa Giê-xu cho những người theo Ngài, bởi vì thật ra tất cả chúng ta đều nghèo khổ và bất lực khi đối diện với tội lỗi của mình và sự đổ vỡ của thế giới này. Trong sự sống lại của Chúa Giê-xu, chúng ta nhận thấy chính mình được tình yêu thương dư dật của Đức Chúa Trời chiếm giữ và thay đổi mọi khía cạnh đời sống.
ĐƯỜNG VỀ EM-MA-ÚT (LU 24:13-35)
Back to Table of Contents Back to Table of ContentsCâu chuyện trên đường về làng Em-ma-út là một bài học tiêu biểu về sự rộng rãi cho mọi người tin theo Chúa Giê-xu. Phần mở đầu của câu chuyện không đề cập nhiều về sự chết của Chúa Giê-xu. Phải chăng câu hỏi của hai môn đồ: “Có phải ông là khách lạ duy nhất ở thành Giê-ru-sa-lem không hay biết những việc đã xảy ra tại đó mấy hôm nay?” (Lu 24:18) chỉ khiến chúng ta cảm thấy khôi hài mà không nhận được ý nghĩa nào khác? Thậm chí chúng ta còn có thể tưởng tượng Cơ-lê-ô-pa nói thêm “Ông đã lẩn trong xó nào thế?” Chúa Giê-xu chấp nhận và để họ tiếp tục, nhưng dần dần tình huống thay đổi, Ngài nói, trả lời và khiến họ phải lắng nghe. Lần hồi, hai môn đồ được soi sáng và câu chuyện về sự sống lại kỳ diệu của đấng Mê-si-a mà mấy người đàn bà đã viếng mộ kể lại không còn là chuyện bịa đặt, không thể tin được như họ đã từng nghĩ.
Nếu đây là tất cả ý nghĩa dạy dỗ trong câu chuyện, có lẽ chúng ta sẽ không học thêm được gì ngoài sự nhắc nhở chúng ta thường “dại dột và có lòng chậm tin” (Lu 24:25) những điều Đức Chúa Trời đã bày tỏ. Nhưng trong câu chuyện này các môn đồ đã làm một điều đúng - một điều có vẻ không quan trọng lắm nên dễ bị bỏ qua, họ đã bày tỏ lòng hiếu khách với Chúa Giê-xu và mời Ngài “ở lại với chúng tôi vì trời đã xế chiều và sắp tối rồi” (Lu 24:29). Chúa Giê-xu ban phước cho hành động rộng rãi này bằng việc bày tỏ cho họ sự hiện diện của Ngài. Trong lúc bẻ bánh, cuối cùng các môn đồ đã nhận ra Chúa Giê-xu (Lu 24:32). Khi chúng ta bày tỏ lòng hiếu khách, Đức Chúa Trời không chỉ dùng điều đó như là cách để phục vụ những người đang cần được nghỉ ngơi, mà còn là một phương tiện để chúng ta được kinh nghiệm sự hiện diện của Ngài.
Popular Content
Popular Content
Table of Contents
-
Nền Tảng Kinh Thánh về Công Việc
- SÁCH MA-THI-Ơ
- NƯỚC THIÊN ĐÀNG ĐANG HÀNH ĐỘNG QUA CHÚNG TA (MA-THI-Ơ 5-7)
- SÁCH MÁC
- SÁCH LU-CA
- SỰ KHỔ HÌNH (LU 22:47-24:53)
Donate
Copyright
Bản quyền tiếng Việt © Nhóm Thông Công CSV, UBTTN - 2017
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phân phối dưới dạng in ấn hoặc văn bản điện tử, đặc biệt là phát tán dưới dạng internet mà không có sự cho phép bằng văn bản của Nhóm dịch là vi phạm pháp luật và làm tổn hại đến quyền lợi của Nhóm dịch và tác giả. Không ủng hộ, khuyến khích những hành vi vi phạm bản quyền. Chỉ mua bản in hợp pháp.
Các trích dẫn Kinh Thánh sử dụng trong sách là bản Truyền Thống Hiệu Đính © United Bible Societies 2010 - Phiên bản thứ nhì, 2011.