NHỮNG SỰ DẠY DỖ ĐẠO ĐỨC (MA-THI-Ơ 7)
“Đừng xét đoán ai để các con khỏi bị xét đoán” (Ma-thi-ơ 7:1-5)
Back to Table of Contents Back to Table of ContentsChúa Giê-xu kêu gọi chúng ta ý thức về thực trạng của chính mình. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh được thái độ chỉ trích hay đoán xét người khác:
Đừng xét đoán ai để các con khỏi bị xét đoán. Vì các con xét đoán người ta thể nào thì họ cũng xét đoán các con thể ấy, các con lường cho người ta mực nào thì họ cũng sẽ lường cho các con mực ấy. Sao con thấy cái dằm trong mắt anh em, mà lại không thấy cây đà trong mắt mình? Sao con có thể bảo anh em: ‘Để tôi lấy cái dằm khỏi mắt anh,’ trong lúc cây đà vẫn còn nằm trong mắt mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Trước hết hãy lấy cây đà khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái dằm khỏi mắt anh em được. (Mat 7:1-5)
Điều này dường như sẽ tạo nên nan đề tại nơi làm việc. Để công việc được thành công, chúng ta thường phụ thuộc vào việc đánh giá tính cách và năng lực của người khác. Người làm chủ phải lượng giá cấp dưới của mình, và trong một số tổ chức thì việc lượng giá là theo chiều ngược lại. Chúng ta luôn phải quyết định chúng ta sẽ tin tưởng ai, chúng ta sẽ cùng làm việc với ai, chúng ta sẽ tuyển nhân viên nào, và tổ chức nào phù hợp cho chúng ta. Nhưng trong câu 5, từ “kẻ đạo đức giả” đi kèm với lời khiển trách, “trước hết hãy lấy cây đà khỏi mắt mình đi,” cho thấy Chúa Giê-xu nói đến việc xét đoán sai lầm, không cần thiết. Ngài không chống lại việc đánh giá cách trung thực. Vấn đề ở đây là chúng ta thường xuyên đánh giá, nhận xét người khác mà không biết. Suy nghĩ của chúng ta về đồng nghiệp thường bị những định kiến làm nghiêng lệch khác với thực tế. Đôi khi chúng ta chỉ chú ý đến những nhược điểm của người khác để cảm thấy mình tốt hơn họ. Những lúc khác chúng ta tự biện hộ khi không hạ mình phục vụ người khác. Cũng có thể là do chúng ta không có thì giờ hay không thật sự muốn tìm hiểu thông tin chính xác, vì việc đó khó thực hiện hơn chỉ là ghi nhớ những cảm nhận cách ngẫu nhiên. Tự bản thân chúng ta không thể khắc phục xu hướng nhận xét sai lầm về người khác. Đây là lý do quan trọng cần có những hệ thống lượng giá nhất quán dựa trên thông tin chính xác tại nơi làm việc. Hệ thống khen thưởng dựa trên năng lực đòi hỏi người quản lý phải thu thập những chứng cớ cụ thể về khả năng của nhân viên, trao đổi với nhân viên từ những khía cạnh khác nhau cũng như nhìn nhận những thành kiến thường gặp phải. Ở mức độ cá nhân, giữa hai người đồng cấp, khi nhận thấy bản thân bắt đầu có những nhận xét không tốt về người khác, chúng ta vẫn có thể giữ sự khách quan bằng cách tự hỏi chính mình như sau, “Vai trò của tôi là gì trong vấn đề này? Bằng cớ nào dẫn tôi đến kết luận này? Nhận xét này có lợi gì cho cá nhân tôi? Người đó sẽ nói gì khi nghe được lời nhận xét này?” Có lẽ cách tốt nhất để chúng ta loại bỏ cây đà trong mắt mình là trực tiếp đến gặp người đó để xem họ phản ứng ra sao với nhận định của chúng ta.[1]
Nguyên Tắc Vàng (Ma-thi-ơ 7:12)
Back to Table of Contents Back to Table of Contents“Vậy thì, bất cứ điều gì các con muốn người ta làm cho mình, hãy làm điều đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri” (Mat 7:12). Điều này đem chúng ta quay lại với sự công chính, để chỉnh đốn và duy trì cách đúng đắn những mối liên hệ trong công việc lẫn trong những lãnh vực khác. Nếu chúng ta chỉ có đủ thì giờ để trả lời một câu hỏi duy nhất trước khi đưa ra quyết định hành động, thì câu hỏi tốt nhất là, “phải chăng đây là điều tôi muốn người khác làm cho tôi?”